THỔI SÁO
Vua Tuyên Vương nước Tề thích nghe sáo, và lúc nào muốn nghe, bắt ba trăm người cùng thổi một loạt. Trong bọn ba trăm người ấy, có Đông Quách tiên sinh không biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dự vào đấy để kiếm lương ăn.
Đến khi vua Tuyên Vương mất, vua Mẫn Vương nôi ngôi, cũng thích nghe sáo. Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một mà thôi. Đông Quách tiên sinh thấy thế, tìm đường trốn trước.
Hàn Phi Tử
Giải nghĩa:
- Tề: (Xem bài số 5). – Đông Quách tiên sinh: bấy giờ các nhà làm văn thường dùng bôn chữ này để chế những người vô tài mà lạm dự vào một địa vị nào. Ghính nghĩa bốn chữ ấy là nhà thầy (tiên sinh) họ Đông Quách hay ở ngoài thành bên phía đông (Đông Quách).
Lời bàn: Những kẻ vô tài, gặp may nhờ dịp mà được làm quan có khác gì Đông Quách tiên sinh nói trong truyện này? Những khi ồ ạt, gọi là có mặt cho đủ số, thì còn giữ được địa vị, chó đến khi khảo sát từng người thì tài nào mà không bị thải!
NGƯỜI NƯỚC LỖ SANG NƯỚC VIỆT
Hai vợ chồng người nước Lỗ, chồng khéo đóng giày vợkhéo đan mũ, muốn đem nhau sang kiếm ăn ở nước Việt.
Có người đến bảo rằng: “Vợ chồng nhà bác đi chuyến này thế nào cũng cùng khổ.
Người nước Lỗ hỏi: Sao bác lại nói thế?
Người kia bảo: Giày dùng để đi, mà người Việt đi chân không, không thích đi giày; mũ dùng để đội, mà người Việt để đầu không, không cần đội mũ. Vợ chồng nhà bác làm giày, đan mũ giỏi thật, song đến ồ nước người ta, người ta không dùng đến tài nghề của mình, thì làm thế nào mà không khốn cùng?”
Hai vợ chồng người nước Lỗ nghe nói, không sang ở nước Việt nữa.
Hàn Phi Tử
Giải nghĩa:
- Lô: (Xem bài số 5) – Việt: tên các nước thời Xuân Thu ở vào tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và một phần Sơn Đông bấy giờ.
Lời bàn: Đến chỗ đi đầu không mà bán mũ, đến chỗ đi chân không, mà bán giày, thì cũng giống như mùa rét mà bán quạt, mùa nực mà bán chăn bông, tuy trái nơi và trái thời khác nhau, nhưng cũng là trái, không được việc cho mình, mà lại còn để tiếng cười cho thiên hạ nữa. Cho nên người có tài phải tìm nơi đáng ở mà chó đem đàn mà gảy tai trâu có ích gì?
Vua Tuyên Vương nước Tề thích nghe sáo, và lúc nào muốn nghe, bắt ba trăm người cùng thổi một loạt. Trong bọn ba trăm người ấy, có Đông Quách tiên sinh không biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dự vào đấy để kiếm lương ăn.
Đến khi vua Tuyên Vương mất, vua Mẫn Vương nôi ngôi, cũng thích nghe sáo. Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một mà thôi. Đông Quách tiên sinh thấy thế, tìm đường trốn trước.
Hàn Phi Tử
Giải nghĩa:
- Tề: (Xem bài số 5). – Đông Quách tiên sinh: bấy giờ các nhà làm văn thường dùng bôn chữ này để chế những người vô tài mà lạm dự vào một địa vị nào. Ghính nghĩa bốn chữ ấy là nhà thầy (tiên sinh) họ Đông Quách hay ở ngoài thành bên phía đông (Đông Quách).
Lời bàn: Những kẻ vô tài, gặp may nhờ dịp mà được làm quan có khác gì Đông Quách tiên sinh nói trong truyện này? Những khi ồ ạt, gọi là có mặt cho đủ số, thì còn giữ được địa vị, chó đến khi khảo sát từng người thì tài nào mà không bị thải!
NGƯỜI NƯỚC LỖ SANG NƯỚC VIỆT
Hai vợ chồng người nước Lỗ, chồng khéo đóng giày vợkhéo đan mũ, muốn đem nhau sang kiếm ăn ở nước Việt.
Có người đến bảo rằng: “Vợ chồng nhà bác đi chuyến này thế nào cũng cùng khổ.
Người nước Lỗ hỏi: Sao bác lại nói thế?
Người kia bảo: Giày dùng để đi, mà người Việt đi chân không, không thích đi giày; mũ dùng để đội, mà người Việt để đầu không, không cần đội mũ. Vợ chồng nhà bác làm giày, đan mũ giỏi thật, song đến ồ nước người ta, người ta không dùng đến tài nghề của mình, thì làm thế nào mà không khốn cùng?”
Hai vợ chồng người nước Lỗ nghe nói, không sang ở nước Việt nữa.
Hàn Phi Tử
Giải nghĩa:
- Lô: (Xem bài số 5) – Việt: tên các nước thời Xuân Thu ở vào tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và một phần Sơn Đông bấy giờ.
Lời bàn: Đến chỗ đi đầu không mà bán mũ, đến chỗ đi chân không, mà bán giày, thì cũng giống như mùa rét mà bán quạt, mùa nực mà bán chăn bông, tuy trái nơi và trái thời khác nhau, nhưng cũng là trái, không được việc cho mình, mà lại còn để tiếng cười cho thiên hạ nữa. Cho nên người có tài phải tìm nơi đáng ở mà chó đem đàn mà gảy tai trâu có ích gì?
Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện ngụ ngôn dân gian việt nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét