Có một người nước Yên lúc sinh, thì sinh ở nước Yên; lúc lớn lên, thì sang ở nước sở; lúc già lại trở về cố quốc. Khi đi qua nước Tấn (gần nước Yên), bạn cùng đi đường, chỉ vào cái thành mà nói dối anh ta: “Đấy là thành nước Yên”. Anh ta buồn rầu, khác hẳn sắc mặt. – Chỉ vào nền xã, nói: “Đấy là nền xã làng anh”. Anh ta ngậm ngùi than thở. – Chỉ vào cái nhà, nói: “Đấy là nhà của ông cha anh”. Anh ta rũ rượi rơm rớm nước mắt. – Chỉ vào cái gò, nói: “Đấy là mồ mả ông cha anh”. Anh ta òa lên khóc.
Bọn cùng đi, ai nấy phì cười, nói: “Chúng tôi nói đùa đấy. Đấy mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên”. Anh ta nghe nói lấy làm bẽn lẽn.
Kịp khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành, là xã nước Yên, thật là nhà cửa mổ mả của ông cha, thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn được như trời nữa.
Bọn cùng đi, ai nấy phì cười, nói: “Chúng tôi nói đùa đấy. Đấy mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên”. Anh ta nghe nói lấy làm bẽn lẽn.
Kịp khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành, là xã nước Yên, thật là nhà cửa mổ mả của ông cha, thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn được như trời nữa.
Liệt Tử
Giải nghĩa:
- Yên: một nước mạnh trong bảy nước thời Chiên Quốc, tức là Phụng Thiên, Trực Lý và một phần phía bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bấy giờ).
- Sở: (Xem bài số 9).
- Tấn: một nước ở Xuân Thu, đến đời Chiến quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Nguỵ lấy mất và chia làm ba nước ở vào tỉnh Sơn Tấy và một phân Trực Lệ bấy giờ.
Lời bàn: Thường con người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời gặp cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy rẫy hiện ra ngoài. Tuy vậy, mối cảm tình đã dùng lầm, thì sau này không còn được như trước. Một người đã đem bụng trung thành thờ kẻ vô đạo, một người đã để lòng ân ái, thương gái bất trinh, dù về sau, gặp được bậc anh quân hay người thục nữ, thì mối cảm tình cũng không còn được đằm thắm như xưa. Chẳng khác nào như người nước Yên đã đem kết nước mắt khóc chỗ giả dối mà không biết, đến khi gặp sự thực, thì lại hình như cạn hết nước mắt rồi. Cho nên đối với tính tình, người ta có biết, lấy học thuật mà đi dưỡng, lấy lễ nghĩa mà tiết chế, thì tính tình dùng mới chính đáng và thuần túy được. Xưa nay thánh hiền hào kiệt đều là người biết lý hôi tính tình cả.
Đọc thêm tại: http://tinhhoacohoc.blogspot.com/2015/07/tri-ky.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện ngụ ngôn ngắn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét