BÀ HUYỆN CAN ĐẢM
Đời nhà Đường, giặc Lý Hy Liệt đã đánh được Châu Biện, kéo đến đánh huyện Hạng Thành. Quan huyện Hạng Thành là Lý Khản muốn chạy trốn. Bà huyện người họ Dương nói:
“Giặc đến cướp thành thì phải hết sức giữ thành, giữ mà không được thì phải liều chết với thành, nay ông lại chực trốn, là nghĩa làm sao? Bây giờ cứ mộ quân cho nhiều, khao thưởng cho to, thiếp tưởng còn có thể giữ được thành.
Nói rồi, chính Bà huyện hội họp cả nha lệ, sĩ dân lại hiểu dụ rằng:
“Quan huyện là chủ các ngươi thật, song chẳng qua chỉ ở đây độ năm, ba năm, rồi cũng thiên đi nơi khác, không liên can lắm bằng các người sinh trưỏng ở đất này, gây dựng cơ nghiệp ỏ đất này, mồ mả ông cha cũng ở đất này. Vậy sống, chết, các người cũng phải hết sức mà giữ lấy thành thì mới được”.
Ai nấy nghe đều cảm động, rơm rớm nước mắt và đoạn xin liều chết để cố giữ thành. Bà huyện hạ lệnh rằng:
“Ai lấy gạch đá đánh được giặc, thưởng tiền một nghìn, ai lấy gươm giáo giết được giặc, thưỏng tiền một muôn”
Tất cả được hơn một trăm người kéo nhau ra giữ thành, chống lại với giặc. Bà huyện thân đi trông nom lương thực cho quân lính. Khi giao chiến, quan huyệnphải một mũi tên, lùi về, ý không muôn đánh nữa. Bà huyện giận nói:
“Ông không ở đấy, thì ai chịu liều chết? Cho ông giữ thành mà có chết nữa lại chẳng hơn ở xó giường ư?” Ông huyện nghe cảm kích, hăng hái hơn trưốc, lại chạy lên thành, liều đánh một trận nữa, quân giặc túng thế phải kéo đi. Huyện Hạng Thành nhờ thế được an toàn.
Lời bàn: Làm quan không che chở cho dân lúc giặc đến, lại sợ chết, muôn trôn tránh, thì chẳng là nhút nhát không hiểu cái nghĩa tận tâm vói chức vụ là gì ư! Một ông huyện như thế đáng khinh bao nhiêu, thì một bà huyện như vợ ông huyện ấy lại đáng trọng bấy nhiêu. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Chỉ nhờ cái lòng can đảm của bà mà dân phầi quả quyết, chồng phải cảm kích, mà huyện được an toàn. Quý nhất câu bà nói: “Giữ thành mà chết còn hơn chết ở xó giường” thì cái chí khí có kém gì những bậc tu mi vừa anh hùng vừa khí khách.
THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN
Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: “Có kẻ nói vối ta rằng: Trung thần là người bắt cúi, thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có cho là trung thần được không?”
Mặc Tử nói: “Bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, như thế khác gì cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì có còn được ích gì? – Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần, thì khi vua có lầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ, mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng, một dạ vói vua; dưới thì không a dua vào bè kết đảng vói ai; những sự tốt lành yên vui thì để phần vua hưởng, những điều oán thù lo lắng thì mình hứng đựng. Có được như thế, thì tôi mới cho là trung thần”.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: đọc truyện ngụ ngôn việt nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét