Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Ôm cây đợi thỏ và đánh dấu thuyền tìm gươm

Ôm cây đợi thỏ
Một người nước Tông đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây to. Có con thỏ đồng ỏ đâu chạy lại, đâm vào gốc cây, đập đầu chết.
Người cày ruộng thấy thế, bỏ cày, vội chạy đi băt thỏ. Đoạn, cứ ngồi khư khư ôm gốc cây, mong lại được thỏ nữa. Nhưng đợi mãi chẳríg thấy thỏ đâu, lại mất một buổi cày. Thiên hạ thấy vậy, ai cũng chê cười.
Giải nghĩa:
- Tống: (Xem bài số 3)
- Đoạn: nghĩa đen là đứt việc này đứt, đến việc khác.
Hàn Phi Tử: Công tử nước Hàn, học trò Tuân Tử chuyên về bình danh pháp luật, nước Hàn không dùng, sang ở nước Tần, được đại dụng, nhưng sau bị kẻ gian gièm pha, rồi tự tử. Sách của Hàn Phi Tử có 50 thiên. Đặt tên Hàn Tử. Nhà Tông sau thêm chữ Phi để khỏi lẫn với Hàn Dũ.
Lời bàn: Thấy mùi, quen mui làm mãi. Ở đời những kẻ ngẫu nhiên gặp may mà ước ao được gặp may luôn như thế nữa không biết sự may là tình cờ mới có, thì có khác gì người nước Tống ôm cây đợi thỏ này. Anh ôm cây đợi thỏ này lại còn là ngưòi cô” chấp bất thông, không hiểu thời thế, không thấu tình cảnh, khư khư đười ươi giữ ống, cũng một phường với những hạng chơi đàn gắn chặt phím, khắc mạn thuyền để nhố chỗ gươm rơi.

Ôm cây đợi thỏ

Đánh dấu thuyền tìm gươm
Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý, đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền nói rằng: “Gươm ta rơi ở chỗ này đây”.
Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước tìm gươm. Thuyền đã đi đến bến, chỗ gươm rơi đâu thì vẫn ở đấy, có theo thuyền mà đi đâu? Tìm gươm như thế, chẳng khờ dại lắm ư!
Giải nghĩa.
- sở: một nước lốn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
Lã Thị Xuân Thu: Sách của Lã Bất Vi làm. Lã Bất Vi người đời nhà Tần thời Chiến quốc, trước là lái buôn to, sau làm tướng, chính là cha đẻ của Tần Thủy Hoàng. Khi làm quyển Lã Thị Xuân Thu xong, Bất Vi đem treo ở cửa Hàm Dương, nói rằng: “Ai bớt được, hay thêm được một chữ, thì thưởng cho ngàn vàng”.
Lời bàn: Thanh gươm rơi xuống sông, thì ỏ ngay chỗ rơi. Nếu muốn tìm thấy gươm, tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà tìm. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền, đợi đến lúc thuyền đỗ vào bến, mới lặn xuống bến tim? Người tìm gươm này có khác nào như người đánh đàn sắt đem gắn cả ngựa lại, tưởng ngựa không di dịch được l’à các âm vận tự nhiên điều hòa được đúng! Than ôi! Người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biêt giữ chặt một cái đã nắm chặt trong tay, chớ không hiếu nghĩa chở “thời” là gì?



Từ khóa tìm kiếm nhiều: khổng tử nói

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét