DONG NGƯỜI ĐƯỢC BÁO
Vua Trang Vương nước sở cho các quan uống rượu. Trời đã tối, đang lúc rượu say, đèn nến bỗng gió tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. Người cung nữ nắm lấy tay, giật đứt giải mũ, rồi tâu với vua rằng:
“Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật được giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để khám xem ai đứt giải mũ, thì chính là kẻ ghẹo thiếp…”
Vua gạt đi nói:
“Thôi! Không làm gì! Cho người ta uống rượu, để người ta say, quên cả lễ phép, lại nỡ nào vì câu chuyện đàn bà mà làm sỉ nhục người ta!
Rồi lập tức ra lệnh rằng: “Ai uống rượu với quả nhân hôm nay mà không say đến dứt đứt giải mũ là chưa được vui.”
Các quan theo lệnh, đều dứt giải mũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy, được vui vầy ổn thỏa.
Hai năm sau nước Sở đánh nhau với nước Tấn Đánh luôn năm trận, mà trận nào cũng thấy một viên quan võ, liều sông, liều chết xông ra trước và đánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lui. Vì thế mà quân Sở được. Trang Vương lấy làm lạ cho đổi viên quan ấy lại hỏi:
“Quả nhân đãi nhà ngươi cũng như mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết lòng giúp quả nhân khác người như vậy?”
Viên quan thưa rằng:
“Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến bấy giờ mối gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thực là may cho thần lắm. Thần là Tưởng Hùng, chính là người trước bị đứt giải mũ mà nhà vua không nỡ làm tội đấy”.
Vua Trang Vương nước sở cho các quan uống rượu. Trời đã tối, đang lúc rượu say, đèn nến bỗng gió tắt cả. Trong lúc ấy, có một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. Người cung nữ nắm lấy tay, giật đứt giải mũ, rồi tâu với vua rằng:
“Có kẻ kéo áo ghẹo thiếp. Thiếp giật được giải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để khám xem ai đứt giải mũ, thì chính là kẻ ghẹo thiếp…”
Vua gạt đi nói:
“Thôi! Không làm gì! Cho người ta uống rượu, để người ta say, quên cả lễ phép, lại nỡ nào vì câu chuyện đàn bà mà làm sỉ nhục người ta!
Rồi lập tức ra lệnh rằng: “Ai uống rượu với quả nhân hôm nay mà không say đến dứt đứt giải mũ là chưa được vui.”
Các quan theo lệnh, đều dứt giải mũ cả. Nên suốt tiệc hôm ấy, được vui vầy ổn thỏa.
Hai năm sau nước Sở đánh nhau với nước Tấn Đánh luôn năm trận, mà trận nào cũng thấy một viên quan võ, liều sông, liều chết xông ra trước và đánh rất hăng, làm cho quân Tấn phải lui. Vì thế mà quân Sở được. Trang Vương lấy làm lạ cho đổi viên quan ấy lại hỏi:
“Quả nhân đãi nhà ngươi cũng như mọi người khác, cớ sao nhà ngươi lại hết lòng giúp quả nhân khác người như vậy?”
Viên quan thưa rằng:
“Thần rắp tâm muốn đem tính mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến bấy giờ mối gặp dịp báo đền nghĩa xưa, thực là may cho thần lắm. Thần là Tưởng Hùng, chính là người trước bị đứt giải mũ mà nhà vua không nỡ làm tội đấy”.
NÓI THÍ DỤ
Có người bảo vua nước Lương rằng: “Huệ Tử nói việc gì cũng hay thí dụ. Nếu nhà vua không cho thí dụ, thì Huệ Tử chắc không nói gì được nữa”.
Vua bảo: “ừ, để rồi ta xem”.
Hôm sau, vua đến thăm Huệ Tử, bảo rằng:
“Xin tiên sinh nói gì cứ nói thẳng đừng thí dụ nữa”.
Huệ Tử nói: “Nay có một người ở đấy không biết nỏ là cái gì, mới hỏi tình trạng cái nỏ thế nào. Nếu tôi đáp rằng: Hình trạng cái nỏ giông như cái nỏ, thì người ấy có hiểu được không?”
Vua nói: “Hiểu làm sao được?”
Thế nếu tôi bảo người ấy: Hình trạng cái nỏ giông như cái cung có cán, có lẫy, thì người ấy có biết được không?
Vua nói: “Biết được”.
Huệ Tử nói: Ôi! Khi nói với ai là đem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết, để khiên người ta biết. Nay nhà vua bảo tôi đừng thí dụ nữa thì tôi không sao nói được.
Huệ Tử
Giải nghĩa. – Lương: một nước chư hầu mạnh đời Chiến quốc, tức là nước Ngụy ở vào địa phận Hà Nam và Sơn Tấy bấy giờ.
Huệ Tử: tên một thiên sách của Huệ Thi người thời Chiến quốc, bạn với Trang Tử.
Lời bàn: Cái cung, cái nỏ khác nhau nhiều, nhưng lấy cái cung nói với người đã biết cung để khiến cho biết được cái nỏ, thì may người ấy ý hội cũng được ít nhiều. Phàm dạy bảo người ta điều gì, là cốt ý làm cho người ta hiểu được điều ấy, mà muốn cho người ta dễ hiểu, không gì bằng thí dụ, nghĩa là nhân cái người ta đã biết mà đưa dạy vào cái người ta chưa biết. Cái phương pháp giáo dục tối tân bấy giờ (qui nạp) hay (phu diễn) cũng lấy sự thí dụ làm cốt. Người ta đã nói: “Một quyển sách không có thí dụ chỉ là một bộ xương mà thôi”. Câu Huệ Tử nói: “Đem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết để khiến người ta biết”, thực là ám hợp với cái lôi học tối tân đời nay.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: khổng tử nói
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét