TRÍ, TRUNG, DŨNG
Nước Trần bị nước sở đánh, phá tan mất cửa thành bên Tấy. Sau người sở bắt dân nước Trần ra tu bô lại cửa thành ấy. Một hôm Đức Khổng Tử đi xe qua đấy không cúi đầu vào miếng gỗ trước xe. Thầy Tử Công dừng cương lại hỏi:
“Cứ theo lễ đi xe qua chỗ ba người, thì phải xuống, qua chỗ hai người thì phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe để tỏ lòng kính trọng. Nay quân, dân nước Trần sửa sang cửa thành biết bao nhiêu là người, thế mà thầy đi qua, không có lòng kính trọng, là cớ làm sao?
Đức Khổng Tử nói:
- Nước mất, mà không biết, là bất tri: biết, mà không lo liệu, là bất trung; lo liệu, mà không liều chết là bất dũng. Số người nước Trần tuy đông, mà ba điều ấy không biết được một, thì bảo ta kính làm sao được!
Hàn Phi Tử
Lời bàn: Cứ theo cổ lễ rất phiền (ba người xuống xe) nhưng Đức Khổng Tử vốn là người hay giữ lễ, nên thầy Tử Công mới hỏi. Đức Khổng Tử đáp thế ý hẳn quan dân nước Trần bấy giờ ai nấy đều ra dáng vui vẻ, hình như không còn ai biết đến nước là gì. Nếu quả vậy thì có người cũng như không, ngài không kính rất là phái, vì rằng: “Ngu dân bách vạn vị chi vô dân” nghĩa là nhân dân ngu dại thì tuy dân số nhiều đến trăm vạn, cũng đáng bảo là không có người dân nào.
BIẾT LỄ NGƯỢC XUÔI
Việc đòi có lắm cái hình như ngược, mà thật thì xuôi có lắm cái hình như xuôi, mà thật là ngược. Ai biết rõ việc thật ngược, xuôi thế nào, người ấy mới là người tinh đời. Phàm cái gì đã đến cùng cực thì tất nhiên phải quay trở lại: dài quá thì tất phải ngắn dần đi; ngắn quá thì tất lại dài dần ra. Đó là cái lễ tự nhiên như thế.
Vua Trang Vương nước Kinh muốn đánh nước Trần, sai người sang dò. Người ấy về nói: “Nước Trần không nên đánh. – Trang Vương hỏi: Tại làm sao? – Người ấy thưa rằng; Nước Trần thành cao, hào sâu, kho tàng súc tích nhiều”.
Triều thần có người Ninh Quốc nói: “Như thế, thì nước Trần nên đánh lắm. Nước Trần vốn là nước nhỏ, mà kho tàng súc tích nhiều, thì chắc là thuế má nặng. Thuế má nặng thì tất dân oán vua. Thành cao, hào sâu, thì phục dịch nhiều. Phục dịch nhiều thì tất dân kiệt sức. Nếu ta đem quân sang đánh, tất lấy được Trần”. Vua Trang Vương nghe lời, cất quân đánh, quả lấy được nước Trần.
Lã Thị Xuân Thu
Lời bàn: Bài này có hai đoạn. Đoạn trên nói cái lẽ ngược, xuôi, đoạn dưới dẫn một câu thí dụ. Ở đời có lắm cái tưởng là xuôi mà thực là ngược, có lắm cái cho là ngược mà thực là xuôi. Ngược, xuôi điên đảo rất là khó phân! Chỉ có người nào không chịu xét bề ngoài, biết cái đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn đắp đổi cho nhau là mói đoán trúng được. Như người sứ đấy, đến tận nơi, mắt trông thấy thế nào chỉ biết có thế thôi, chớ Ninh Quốc vẫn ở nhà, lấy cái lý đoán mà biết rõ được cái tình hình ở bên trong thực là người cao đoán vậy.
Nước Trần bị nước sở đánh, phá tan mất cửa thành bên Tấy. Sau người sở bắt dân nước Trần ra tu bô lại cửa thành ấy. Một hôm Đức Khổng Tử đi xe qua đấy không cúi đầu vào miếng gỗ trước xe. Thầy Tử Công dừng cương lại hỏi:
“Cứ theo lễ đi xe qua chỗ ba người, thì phải xuống, qua chỗ hai người thì phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe để tỏ lòng kính trọng. Nay quân, dân nước Trần sửa sang cửa thành biết bao nhiêu là người, thế mà thầy đi qua, không có lòng kính trọng, là cớ làm sao?
Đức Khổng Tử nói:
- Nước mất, mà không biết, là bất tri: biết, mà không lo liệu, là bất trung; lo liệu, mà không liều chết là bất dũng. Số người nước Trần tuy đông, mà ba điều ấy không biết được một, thì bảo ta kính làm sao được!
Hàn Phi Tử
Lời bàn: Cứ theo cổ lễ rất phiền (ba người xuống xe) nhưng Đức Khổng Tử vốn là người hay giữ lễ, nên thầy Tử Công mới hỏi. Đức Khổng Tử đáp thế ý hẳn quan dân nước Trần bấy giờ ai nấy đều ra dáng vui vẻ, hình như không còn ai biết đến nước là gì. Nếu quả vậy thì có người cũng như không, ngài không kính rất là phái, vì rằng: “Ngu dân bách vạn vị chi vô dân” nghĩa là nhân dân ngu dại thì tuy dân số nhiều đến trăm vạn, cũng đáng bảo là không có người dân nào.
BIẾT LỄ NGƯỢC XUÔI
Việc đòi có lắm cái hình như ngược, mà thật thì xuôi có lắm cái hình như xuôi, mà thật là ngược. Ai biết rõ việc thật ngược, xuôi thế nào, người ấy mới là người tinh đời. Phàm cái gì đã đến cùng cực thì tất nhiên phải quay trở lại: dài quá thì tất phải ngắn dần đi; ngắn quá thì tất lại dài dần ra. Đó là cái lễ tự nhiên như thế.
Vua Trang Vương nước Kinh muốn đánh nước Trần, sai người sang dò. Người ấy về nói: “Nước Trần không nên đánh. – Trang Vương hỏi: Tại làm sao? – Người ấy thưa rằng; Nước Trần thành cao, hào sâu, kho tàng súc tích nhiều”.
Triều thần có người Ninh Quốc nói: “Như thế, thì nước Trần nên đánh lắm. Nước Trần vốn là nước nhỏ, mà kho tàng súc tích nhiều, thì chắc là thuế má nặng. Thuế má nặng thì tất dân oán vua. Thành cao, hào sâu, thì phục dịch nhiều. Phục dịch nhiều thì tất dân kiệt sức. Nếu ta đem quân sang đánh, tất lấy được Trần”. Vua Trang Vương nghe lời, cất quân đánh, quả lấy được nước Trần.
Lã Thị Xuân Thu
Lời bàn: Bài này có hai đoạn. Đoạn trên nói cái lẽ ngược, xuôi, đoạn dưới dẫn một câu thí dụ. Ở đời có lắm cái tưởng là xuôi mà thực là ngược, có lắm cái cho là ngược mà thực là xuôi. Ngược, xuôi điên đảo rất là khó phân! Chỉ có người nào không chịu xét bề ngoài, biết cái đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn đắp đổi cho nhau là mói đoán trúng được. Như người sứ đấy, đến tận nơi, mắt trông thấy thế nào chỉ biết có thế thôi, chớ Ninh Quốc vẫn ở nhà, lấy cái lý đoán mà biết rõ được cái tình hình ở bên trong thực là người cao đoán vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét