Lấy của ban ngày
Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói ràng: “Cái này tôi ăn được, cái này tôi mặc được, cái này tôi tiêu được, cái này tôi dùng được”. Lấy rồi đem đi. Người ta theo đòi tiền. Anh ta nói:
“Lửa tham nó bốc lên mò cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa trong chợ tôi cứ tưởng của tôi cả, không còn trông thấy ai nữa. Thôi, các người cứ cho tôi, sau này tôi giàu có, tôi sẽ đem tiền trả lại”.
Người coi chợ thấy càn dở, đánh cho mấy roi, bắt của ai phải trả lại người ấy. Cả chợ cười ồ. Anh ta mắng:
“Thế gian còn nhiều kẻ hiếu lợi hơn ta, thường dụng thiên phương, bách kê ngấm ngầm lấy của của người. Ta đây tuy thế, song lấy giữa ban ngày so với những kẻ ấy thì lại chẳng hơn ư? Các ngươi cười ta là các người chưa nghĩ kỹ!
Long Môn Tứ
Giải nghĩa: Long Môn Tử, tức là Tư Mã Thiên làm quan Thái sủ nhà Hán là một nhà sử ký có danh.
Lời bàn: Đã là kẻ thấy của tối mắt, tham vàng bỏ nghĩa, thì dù ít, dù nhiều cũng là đáng khinh cả, song đem những kẻ mặt to, tai lớn vì ham mê phú quí mà lường thầy, phản bạn, hại ngầm đồng bào so với những quân cắp đường, cắp chợ giữa ban ngày đế nuôi miệng thì tội đến nặng hơn biết bao nhiêu. Thế mà trách đòi chỉ biết chê cười những quân trộm cướp vặt chớ không biết trừng trị những kẻ đại gian đại ác.
Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói ràng: “Cái này tôi ăn được, cái này tôi mặc được, cái này tôi tiêu được, cái này tôi dùng được”. Lấy rồi đem đi. Người ta theo đòi tiền. Anh ta nói:
“Lửa tham nó bốc lên mò cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa trong chợ tôi cứ tưởng của tôi cả, không còn trông thấy ai nữa. Thôi, các người cứ cho tôi, sau này tôi giàu có, tôi sẽ đem tiền trả lại”.
Người coi chợ thấy càn dở, đánh cho mấy roi, bắt của ai phải trả lại người ấy. Cả chợ cười ồ. Anh ta mắng:
“Thế gian còn nhiều kẻ hiếu lợi hơn ta, thường dụng thiên phương, bách kê ngấm ngầm lấy của của người. Ta đây tuy thế, song lấy giữa ban ngày so với những kẻ ấy thì lại chẳng hơn ư? Các ngươi cười ta là các người chưa nghĩ kỹ!
Long Môn Tứ
Giải nghĩa: Long Môn Tử, tức là Tư Mã Thiên làm quan Thái sủ nhà Hán là một nhà sử ký có danh.
Lời bàn: Đã là kẻ thấy của tối mắt, tham vàng bỏ nghĩa, thì dù ít, dù nhiều cũng là đáng khinh cả, song đem những kẻ mặt to, tai lớn vì ham mê phú quí mà lường thầy, phản bạn, hại ngầm đồng bào so với những quân cắp đường, cắp chợ giữa ban ngày đế nuôi miệng thì tội đến nặng hơn biết bao nhiêu. Thế mà trách đòi chỉ biết chê cười những quân trộm cướp vặt chớ không biết trừng trị những kẻ đại gian đại ác.
Khổ thân làm việc nghĩa
Mặc Tử ở nưóc Lỗ sang nước Tề, qua nhà. người bạn cũ, vào chơi. Ngưòi bạn nói chuyện với Mặc Tử rằng: “Bây giò thiên hạ ai còn thiết đến việc “nghĩa”, một mình ông tự khổ thân để làm việc nghĩa, thì có thấm vào đâu! Chẳng thà thôi đi có hơn không?
Mặc Tử nói: “Bây giờ có người ở đây, nhà mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn không, thì đứa cày chẳng nên càng chăm cày hơn lên ư? Tại sao thế? Tại đứa ăn không nhiều, đứa đi cày ít. Bây giò thiên hạ chẳng ai chịu làm việc nghĩa, thì ông phải biết khuyên tôi càng làm lắm mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thể”.
Mặc Tử
Giải nghĩa. – Lổ: Một nưốc chư hầu nhỏ thời Xuân Thu Chiến quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ. – Tề: một nước chư hầu lón, thời Xuân Thu Chiến quốc cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ. – Thiên hạ: đất dưổi gầm trời, người Tàu xưa cho nước Tàu và mấy nước chung quanh là thiên hạ.
Mặc Tử: tên sách của Mặc Địch soạn, chủ nghĩa là kiêm ái yêu người như yêu mình cũng gần giông chủ nghĩa của đạo Cơ Đốc và đạo Thích Ca.
Lời bàn: Trong khi nhân tâm thế đạo suy đồi, mình là người còn đứng vững được, thì sao lại chịu suy đồi với thiên hạ cho cùng trôi một loạt. Vì nếu ai cũng như thế cả, thì còn đâu là người cảnh tỉnh được kẻ u mê để duy trì lấy nhân tâm thế đạo nữa? Cho nên những người thức thời, có chí, dù ỏ vào cái đời biến loạn đến đâu, cũng không chịu đắm đuối vào cái bất nghĩa, khác nào như: cây tùng cây bách, mùa đông sương tuyết, mà vẫn xanh, như con gà trống, mưa gió tối tăm mà vẫn gáy. Những bậc ấy chẳng những thê mà thôi, lại còn đem bao nhiêu tinh lực tâm trí ra, cô’ gắng giữ lấy phong hóa mà dìu dắt, mà đưa đường cho những kẻ u mê đắm đuổi. Như Mặc Tử đây, cho đời là suy biến, coi sự làm việc “Nghĩa”, sự cổ động việc nghĩa như cái chức vụ của mình phải làm, thực là người có công với loài người vậy.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện ngụ ngôn ngắn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét