Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Ba con rận kiện nhau và hai phải

Ba con rận kiện nhau
Ba con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp, hỏi:
- Ba anh kiện nhau về việc gì thế?
Ba con rận đáp:
– Chúng tôi kiện nhau, vì tranh nhau một chỗ đất mầu mỡ.
Con rận kia nói:
- Tôi tưởng các anh chẳng nên tranh lẫn nhau thế làm gì. Các anh chỉ nên lo đến con dao của người đồ tể giết lợn, ngọn lửa của bó rơm thui lợn mà thôi.
Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa, cùng nhau quần tụ, làm àn với nhau, dù no, dù đói, cũng không bỏ nhau. Con lợn thành ra mỗi ngày một gầy, người ta không làm thịt cứ để nuôi, ba con rận nhờ thê mà no đủ mãi.
Giải nghĩa.
- Đồ tế: người làm thịt các giống vật để bán
- Quần tụ: quây quần àn ở bao bọc lây nhau.
Lời bàn: Nhân dân một xứ mà cứ tranh giành lẫn nhau cái lợi trưóc mắt, không nghĩ gì đến cái việc lâu dài cho cả toàn thể, thì trí khôn thật không bằng mây con rận nói trong truyện này.
Tranh nhau, cãi nhau, đánh nhau, kiện nhau, thì oan oan tương kết, lợi chẳng thấy đâu, chỉ thấy hại, hại cho một mình lại hại cho cả đàn, cả lũ nữa. Sao không biết: Sâu đục cây, cây để thì sâu cũng chẳng còn: trùng hại vật, vật chết thì trùng cũng hết kiếp.

Ba con rận kiện nhau

Hai phải
Sông Vĩ nước lên to. Một nhà giàu không may có ngưòi chết đuổi. Có kẻ vớt được xác.
Người nhà giàu xin chuộc, kẻ ấy đòi nhiều tiền. Người nhà giàu đem câu chuyện thưa với Đặng Tích. Đặng Tích bảo:
“Cứ để yên. Nó còn bán cái xác cho ai được mà sợ?” Kẻ vớt được xác, thấy nhà kia không hỏi nữa lấy làm lo, cũng đem câu chuyện thưa với Đặng Tích. Đặng Tích bảo:
“Cứ đế yên. Nó còn mua cái xác ấy của ai được mà sợ?”
Lã Thị Xuân Thu
Giải nghĩa:
– Vĩ: tên sông, chảy ỏ địa phận Hà Nam
- Đặng Tích: quan đại phu nưóc Trịnh thời Xuân Thu là một nhà luật pháp giỏi.
Lời bàn: Cứ như người giảng giải việc nói trong bài này cho phải đạo lý, thì một bên, nên khuyên người nhà giàu liệu trả kẻ vớt đưọc xác thêm ít nhiều tiền, mà lấy ngay cái xác về; còn một bên, nên dụ kẻ vớt được xác chó có coi sự chẳng may của người ta làm một món bổng, mà bắt bí người ta. Giữ cái xác, không cho chuộc, chẳng những không được tiền, lại còn phải tội nữa. Nhưng khôn thay! Lý sự là cái nguồn bắt phải, bắt trái đều được cả. Cho nên Đặng Tích mới có chôn xúi bẩy được cả đôi bên kiện tụng lẫn nhau mà ngấm ngầm lấy lợi cho mình. Thê tức là cái chủ nghía: “Hai phải” Ngụy biện rất hại cho dân gian ngu dại mà lại hay kiện tụng. Biện bác mà không đáng lý tức là giả dối, khôn ngoan mà không đáng lý, tức là gian trá, những kẻ ấy phải trừng phạt thì mới yên dân, lợi nước được. Người trị dân tưỏng phải thấu cái tình, để xét cái lý, mỗi là người trị dân sáng suốt vậy.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện ngụ ngôn dân gian việt nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét