Cách cư xử ở đời
Thầy Nhan Uyên hỏi Đức Khổng Tử: “Hồi này muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời với người ta suốt đòi không lo sợ gì, muốn như vậy, có nên không?”
Đức Khổng Tử nói:
“Người hỏi thế phải lắm. Nghèo, mà muôn cũng như giàu, thế là biết bằng lòng sô’ phận không ham mê gì. Hèn, mà muôn cũng như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khỏe, mà muôn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muôn suốt đòi không lo sợ, thê là biết chọn lòi rồi mới nói”.
Giải nghĩa:
– Nhan Uyên- tên là Hồi, người nước Lỗ, thòi Xuân Thu, học trò giỏi nhất của Đức Khổng Tử.
- Hồi: theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thầy học, thường hay xưng tên.
Lời bàn: Không cần công danh phú quí thế là biết giữ thiên tước hơn nhân tước, không để ai khinh lòn được, thế là biết trọng phẩm giá mình, không muôn đeo cái lo vào mình, thế là biết giữ thân không phiến luỵ đến ai. Ở đời mà giừ trọn vẹn được mấy điều như thế, tưởng thật là một cách vui thú rất cao thượng vậy.
Thầy Nhan Uyên hỏi Đức Khổng Tử: “Hồi này muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời với người ta suốt đòi không lo sợ gì, muốn như vậy, có nên không?”
Đức Khổng Tử nói:
“Người hỏi thế phải lắm. Nghèo, mà muôn cũng như giàu, thế là biết bằng lòng sô’ phận không ham mê gì. Hèn, mà muôn cũng như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khỏe, mà muôn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muôn suốt đòi không lo sợ, thê là biết chọn lòi rồi mới nói”.
Giải nghĩa:
– Nhan Uyên- tên là Hồi, người nước Lỗ, thòi Xuân Thu, học trò giỏi nhất của Đức Khổng Tử.
- Hồi: theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thầy học, thường hay xưng tên.
Lời bàn: Không cần công danh phú quí thế là biết giữ thiên tước hơn nhân tước, không để ai khinh lòn được, thế là biết trọng phẩm giá mình, không muôn đeo cái lo vào mình, thế là biết giữ thân không phiến luỵ đến ai. Ở đời mà giừ trọn vẹn được mấy điều như thế, tưởng thật là một cách vui thú rất cao thượng vậy.
Tu thân
Thấy người hay, thì phải cố mà bắt chước, thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.
Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy: chính mình có điều dở, thì phải cố mà trừ đi.
Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.
Cho nên người quân tử trọng thầy, quí bạn và rất ghét cừu địch, thích điểu phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn… như thế đủ muốn không hay cũng không được.
Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình: rất dở, mà lại thích người khen mình; bụng ta như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy ngưòi trung tín thì chê… Như vậy thì dù muôn không dở cũng không được.
Giải nghĩa:
- Tuân Tử: tên là Huông, tên tự là Khanh, người nước Triệu, sinh ra sau Mạnh Tử, thấy đòi bấy giờ cứ loạn luôn mãi và phong hóa suy đồi. làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ý để chỉnh đức và hành đạo.
Lời bàn: Cái đạo tu thân rút lại chỉ có biết theo điểu hay, biết tránh điểu dở. Mà muốn tối cái mục đích ấy, thì không những -là tự mình phải xét mình lại còn phải xét cái cách người ỏ với mình nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay, thì phục, thì bắt chưốc; ai chiều lòng nịnh hót, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. “Nên ưa người ta khuyên mình hơn ngưòi ta khen mình” có như thế, thì mói tu thân được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét