Chết mà còn răn được vua
Cừ Bá Ngọc là người hiền mà vua Linh Công nước Vệ không dùng. Di Tử Hà là người dở mà vua lại dùng.
Sử Ngư thấy thế, đã răn nhiều lần, mà vua không nghe. Lúc ông có bệnh, sắp mất, dặn con rằng:
“Ta làm quan tại triều nước Vệ, không hay tiến được Cừ Bá Ngọc, thoái được Di Tử Hà, thế là bầy tôi không khuyên răn nổi vua, thì khi ta nhắm mắt, không được làm đủ lễ. Cứ để thây ta dưới cửa sổ, thế là xong việc cho ta”.
Lúc ông mất, người con cứ làm theo lời dặn. Vua Linh Công đến viếng thấy vậy, lấy làm ngạc nhiên. Người con đem lời di chúc của cha tâu lại. Vua thất sắc nói rằng:
“Ấy là cái tội của quả nhân!”
Rồi sai người đem xác ông Sử Ngự vào nhà, bắt khâm liệm và mai táng cho đủ lễ.
Sau quả nhiên vua Linh Công dùng Cừ Bá Ngọc mà bãi Đi Tử Hà.
Đức Khổng Tử nghe chuyện ấy, nói:
“Đời cổ những gián quan đến lúc chết là hết cả mọi việc, chưa có ai được như sử Ngư chết rồi mà còn dùng xác để can vua làm cho vua phải cảm động mà nghe mình. Thế chẳng là trung trực lắm ư!”
Gia Ngữ
Lời bàn: Đời quân chủ chuyên chế, phải có những chức gián quan thì mối có người chế hạn được quyền vua, can vua bỏ điều xằng, khuyên vua làm điều hay. Nếu can khuyên vua không được thì chẳng là không làm hết cái chức trách rất trọng của gián quan ư? Nhưng một đàng vua cứ nhất định không nghe, một đàng mình cô sức can mãi đến lúc chêt chưa thôi, còn lấy xác can nữa, thì thực là đáng khen cái tâm chí sâu xa bền chặt ấy! Xem chuyện sử Ngư lại nhớ đến chuyện bác sĩ Bergonié suốt đòi hết lòng với khoa học, lúc chết, cũng hiến xác cho người ta mổ xẻ để nghiên cứu về y học. Như thế mới thực là những gương sáng tận tâm với chức vụ để cho thiên hạ soi chung.
Yêu nên tốt, ghét nên xấu
Trước, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà. Cái phép nước Vệ, ai đi trộm xe của vua, thì phải tội chặt chân. Mẹ Di Tử Hà đau nặng, Đêm khuya có người đến gọi, Di Tử Hà vội vàng lấy xe vua ra đi. Vua nghe thấy, khen rằng:
“Có hiếu thật! Vì hết lòng với mẹ, mà quên cả tội chặt chân”.
Lại một hôm, Di Tử Hà theo vua đi chơi ồ ngoài vựòn, đang ăn quả đào thấy ngọt còn một nửa đựa cho vua ăn. Vua nói:
“Yêu ta thật! của đang ngon miệng mà biết để nhường ta”.
Về sau, vua không có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm phạm lỗi, vua giận nói rằng:
“Di Tử Hà trước dám tự tiện lạy xe của ta đi. Lại một bận dám cho ta ăn quả đào thừa. Thực mang tội với ta đã lâu ngày. Nói xong bắt đem ra trị tội. Ôi! Di Tử Hà ăn ở với vua trước sau cũng vậy, thế mà trước vua khen, sau vua bắt tội, là chỗ tại khi yêu khi ghét khác nhau mà thôi. Lúc được vua yêu, chính đáng tội thì lại hóa công thần; lúc phải vua ghét, chính không đáng tội thì lại hóa ra sơ; cho nên người muốh can ngăn, đàm luận với vua điều gì, thì trước phải xem xét cái lòng vua yêu hay vua ghét tính thế nào rồi hãy nói.
Cừ Bá Ngọc là người hiền mà vua Linh Công nước Vệ không dùng. Di Tử Hà là người dở mà vua lại dùng.
Sử Ngư thấy thế, đã răn nhiều lần, mà vua không nghe. Lúc ông có bệnh, sắp mất, dặn con rằng:
“Ta làm quan tại triều nước Vệ, không hay tiến được Cừ Bá Ngọc, thoái được Di Tử Hà, thế là bầy tôi không khuyên răn nổi vua, thì khi ta nhắm mắt, không được làm đủ lễ. Cứ để thây ta dưới cửa sổ, thế là xong việc cho ta”.
Lúc ông mất, người con cứ làm theo lời dặn. Vua Linh Công đến viếng thấy vậy, lấy làm ngạc nhiên. Người con đem lời di chúc của cha tâu lại. Vua thất sắc nói rằng:
“Ấy là cái tội của quả nhân!”
Rồi sai người đem xác ông Sử Ngự vào nhà, bắt khâm liệm và mai táng cho đủ lễ.
Sau quả nhiên vua Linh Công dùng Cừ Bá Ngọc mà bãi Đi Tử Hà.
Đức Khổng Tử nghe chuyện ấy, nói:
“Đời cổ những gián quan đến lúc chết là hết cả mọi việc, chưa có ai được như sử Ngư chết rồi mà còn dùng xác để can vua làm cho vua phải cảm động mà nghe mình. Thế chẳng là trung trực lắm ư!”
Gia Ngữ
Lời bàn: Đời quân chủ chuyên chế, phải có những chức gián quan thì mối có người chế hạn được quyền vua, can vua bỏ điều xằng, khuyên vua làm điều hay. Nếu can khuyên vua không được thì chẳng là không làm hết cái chức trách rất trọng của gián quan ư? Nhưng một đàng vua cứ nhất định không nghe, một đàng mình cô sức can mãi đến lúc chêt chưa thôi, còn lấy xác can nữa, thì thực là đáng khen cái tâm chí sâu xa bền chặt ấy! Xem chuyện sử Ngư lại nhớ đến chuyện bác sĩ Bergonié suốt đòi hết lòng với khoa học, lúc chết, cũng hiến xác cho người ta mổ xẻ để nghiên cứu về y học. Như thế mới thực là những gương sáng tận tâm với chức vụ để cho thiên hạ soi chung.
Yêu nên tốt, ghét nên xấu
Trước, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà. Cái phép nước Vệ, ai đi trộm xe của vua, thì phải tội chặt chân. Mẹ Di Tử Hà đau nặng, Đêm khuya có người đến gọi, Di Tử Hà vội vàng lấy xe vua ra đi. Vua nghe thấy, khen rằng:
“Có hiếu thật! Vì hết lòng với mẹ, mà quên cả tội chặt chân”.
Lại một hôm, Di Tử Hà theo vua đi chơi ồ ngoài vựòn, đang ăn quả đào thấy ngọt còn một nửa đựa cho vua ăn. Vua nói:
“Yêu ta thật! của đang ngon miệng mà biết để nhường ta”.
Về sau, vua không có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm phạm lỗi, vua giận nói rằng:
“Di Tử Hà trước dám tự tiện lạy xe của ta đi. Lại một bận dám cho ta ăn quả đào thừa. Thực mang tội với ta đã lâu ngày. Nói xong bắt đem ra trị tội. Ôi! Di Tử Hà ăn ở với vua trước sau cũng vậy, thế mà trước vua khen, sau vua bắt tội, là chỗ tại khi yêu khi ghét khác nhau mà thôi. Lúc được vua yêu, chính đáng tội thì lại hóa công thần; lúc phải vua ghét, chính không đáng tội thì lại hóa ra sơ; cho nên người muốh can ngăn, đàm luận với vua điều gì, thì trước phải xem xét cái lòng vua yêu hay vua ghét tính thế nào rồi hãy nói.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện khổng tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét