HỌA PHÚC KHÔN LƯỜNG
Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ mất. Người quen kẻ thuộc đểu đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Mất ngựa thế mà phúc cho tôi đấy biết đâu!”
Cách mấy tháng con ngựa về lại quyến thêm được một con ngựa hay nữa. Người quen kẻ thuộc đều đến mừng rỡ. Ông lão nói: “Được ngựa thế mà họa cho tôi biết đâu!”
Từ khi được ngựa hay, con ông lão thích cưỡi, chẳng may ngã què chân. Ngưòi quen kẻ thuộc đểu đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Con què thế mà phúc cho tôi đấy biết đâu!”.
Cách một năm, có giặc Hồ. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ con ông lão, vì què không phải đi lính, mà cha con vẫn có nhau.
VẼ GÌ KHÓ
Có người thợ vẽ, vẽ cho vua nưốc Tề mấy bức tranh.
Vua hỏi: Vẽ cái gì khó?
Thưa: Vẽ chó, vẽ ngựa khó.
– Vẽ cái gì dễ?
– Vẽ ma vẽ quỉ dễ.
Sao lại thế?
Chó, ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống, thì người ta chê cười, cho nên khó vẽ, – Ma quỉ là giông vô hình, không ai trông thấy, tùy ý muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ ai bẻ, cho nên dễ vẽ.
Người nào bỏ những công việc nhật dụng thường hành, chỉ chăm làm những việc kỳ dị quái gở để lòe thiên hạ, thì cũng chẳng khác nào như người thợ chỉ vẽ ma, vẽ quỉ, nghĩa là tránh cái khó mà làm cái dễ vậy.
CÁCH ĐÂM HỐ
Hai con hổ đang ăn thịt một con trâu. Biện Trang muốn ra đâm hổ. Có thằng trẻ con bảo ràng: “Hãy hượm, ông ạ. Hổ là giông tàn bạo, trâu là mồi ngon ngọt. Bây giờ hai con hổ đang cùng ăn một con trâu, thấy thịt trâu ngon, tất tranh nhau, đánh nhau. Đánh nhau, thì hổ nhỏ chết mất mà hổ lớn cũng bị thương. Ông đợi đến bấy giò hãy ra, thì có phải chỉ đâm một con, mà rồi được cả hai con không? Như thế, thì chẳng là công dùng ít mà lợi được nhiều ư?” Biện Trang cho lòi nói là phải, làm theo y như thê, quả nhiên bắt được cả hai con hổ.
Giải nghĩa. – Biện Trang: Người nước Lỗ, thời Xuân Thu, làm quan Đại phu ở ấp Biện, là người khỏe có tiếng, thường hay đâm được hổ.
Lời bàn: Bài này cốt ý dạy ta làm việc gì biết thừa cơ mà làm, thì ít khó nhọc, mà lại dễ thành công. Như Biện Trang đây, bắt hai con hổ ngay, công phu nhiều mà chưa chắc đã được. Đợi nó đánh nhau, một con chết, một con bị thương, thì ra chỉ mất công bắt một con hổ yếu (vì mói bị thương) mà rồi được cả hai con hổ vậy. Ý bài này cũng giông câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ, bất như thừa thê; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có khôn ngoan sáng suốt, chẳng bằng thừa được cái thế, lại dễ làm hơn; tuy có điền khí sẵn sàng, chẳng bằng đợi đến thời đáng làm mới làm thì lại được việc.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: khổng tử nói
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét