Tử Du làm bạn với Tử Tang. Tử Tang rất nghèo. Gặp khi trời mưa luôn mười hôm, Tử Dư nhớ đến bạn, nghĩ bụng rằng: “Tử Tang đến khôn mất!”. Mói bọc gạo đem lại cho.
Lúc đến trước cửa, thấy Tử Tang đánh đàn, nửa như khóc, nửa như hát, tiếng không ra hơi, giọng thì liu nhíu, lắng tai nghe, như có câu rằng: “Cha ư! Mẹ ư! Người ư!”.
Tử Dư bước vào hỏi: “Bác đàn hát như thế là làm sao vậy?”
Tử Tang nói: “Tôi nghĩ mãi mà không biết tự đâu đến nông nỗi cùng cực như thế này? Nào có phải chamẹ tôi muốn cho tôi nghèo khổ đâu! Nào có phải trời đất để cho tôi nghèo riêng một mình đâu? Trời không riêng che, đất không riêng chở một ai… Thực tôi muốn tìm cho biết tự đâu tôi phải chịu cùng cực như thế này, mà không ra. Vậy thì chẳng phải là tại cái mệnh nó xui khiến ra như thế ư!”
Trang Tử Tuyết
Giải nghĩa. – Tử Dư, Tử Tang: hai người đòi Xuân Thu tính khoáng đạt, chơi thân với nhau.
Lời bàn: Tử Tang nghèo mà cho là số mệnh thì, ý giông câu ngạn ngữ của ta: “Số giàu của đến dửng dưng, số nghèo con mắt cháo chưng vẫn nghèo”. Phàm yên phận nghèo, hay không lo nghèo, hay quên cả cảnh nghèo, đó là nết cao quý của hiền triết, không để cho cảnh làm luỵ được tâm, làm tổn được chí. Nhưng chúng ta chó quên rằng những bậc hiền triết thường cần lao, hoặc cầy ruộng hay câu cá, hoặc kiếm củi hay chăn nuôi cho có đủ sống, rồi các ngài mới sông cho ra sông, cần lao để mưu sinh, đó là sự thường, nhưng cần, chúng ta phải cò trước đã, để cho thoát khỏi nhục ký sinh, cái hại cơ hàn thiết thân bất cố liêm sỉ. Khi chúng ta tự lập được, đã biết trọng liêm sỉ, thì chúng ta mói có thể trỏ nên người không lo nghèo được.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện khổng tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét