Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Lợn mẹ giết lợn con và Giáp, Ất tranh luận

Lợn mẹ giết lợn con
Họ Tử Xa có con lợn nái sắc đen tuyền, đẻ một lứa ba con, hai con đen tuyền, một con loang lổ. Lợn nái nuôi hai con lợn con giống mình rất chăm chỉ cẩn thận, hơi một tí cũng lo sợ. Còn con lợn loang lổ khác mình thì ghét bỏ, sau cắn chết xé cả gan ruột nát nhừ mối thôi.
Tử Hoa Tử nói: “Gớm thay tâm thuật hay chuyển di. Mắt đã mờ về kẻ giống mình hay khác mình, thì bụng sinh ngay ra có kẻ yêu, kẻ ghét. Đã ghét, đến con ruột đẻ ra mà cũng hại cả con mà không hối huống chi là người khác máu với mình. Người đói lúc bình cư, thì âu yếm thân thiết, thề ước cùng nhau, kiên cố tưởng keo sơn cũng không bằng. Khi làm đến thế lới, chỉ chênh nhau bằng sợi tơ sợi tóc, thì mặt đã đổi sắc, cơn giận nổi lên và tìm cách tàn hại nhau ngay lập tức, gớm thay! Tâm thuật chuyển di, tưởng chẳng khác gì con lợn nái”
Giải nghĩa:
– Tử Xa: quan Đại phu nước Tần.


Giáp, Ất tranh luận

Giáp, Ất tranh luận
Giáp hỏi Ât Đúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm dùi, lấy dùi đánh chuông tiếng kêu boong boong, thì tiếng kêu ấy là gỗ kêu hay là đồng kêu?
Ất đáp: Lấy dùi gõ vào tường vách không kêu, gõ vào chuông kêu, thế thì tiếng kêu ở như đồng.
Giáp hỏi: Lấy dùi gõ vào đồng tiền trinh không kêu, thế thì có chắc tiếng kêu ở như đồng mà ra không?
Ất nói: Đồng tiền đặc, cái chuông rỗng, vậy tiếng kêu ở như các đồ vật rỗng mà ra.
Giáp hỏi: Lấy gỗ, lấy bùn làm chuông, đánh không ra tiếng, thế thì có chắc tiếng kêu là ở đồ vật rỗng mà ra không?
Giải nghĩa: Âu Dương Tu, người đòi nhà Tống, thi đồ Tiến sĩ làm quan hiếu sư, là một nhà văn chương có tiếng.
Lời bàn: Cứ xem Giáp, Ất tranh luận thi cũng phân vân, không rõ tiếng kêu là từ chuông hay từ dùi ra. Chuông là đồng vốn kêu; nhưng không có dùi đánh vào, không kêu. Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông và dùi mới được. Tiếng kêu là gì? Chẳng qua là cái âm thanh từ hai vật chọi nhau, chạm vào nhau mà sinh ra. Tuy vậy, nếu nói tiếng kêu là tự cả chuông, cả dùi mà sinh ra, thì hình như giữ cái chủ nghĩa “hai phải” trắng, đen là một. Thế mới hay: Lẽ phải không cùng, càng nghị luận lắm, có khi lại càng như bối rối thêm ra không tài nào gỡ nổi. Nên biết được thế nào, thì hay thế, chớ cứ chấp nhất câu nệ cho mình là phải không biết cái phần phải của người, thì là có tính thiên và lượng hẹp. Nói cho đúng: muốn rõ vật lý, cần phải có khoa học. Không biết khoa học mà bàn luận vật lý, thì không tài nào xác thực được.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: doc truyen ngu ngon

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét