Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Bàn về âm nhạc

         Âm là tự lòng người ta mà sinh ra. Lòng người có cảm giác, mới phát động ra âm. Âm tuy thanh ở ngoài miệng, mà thực phát ra tự trong lòng.

      Cho nên nghe âm thanh mà biết được phong tục, xét phong tục mà biết được chí hướng, xem chí hướng mà biết được đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay, dỏ đều hiện ra âm nhạc không giấu được ai. Bởi vậy, cứ lấy âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào.

       Đất xấu, thì cây cối khẳng khiu, nước đục, thì tôm cá gầy còm. Đòi suy thì lễ nghĩa phiền mà âm nhạc dâm. Những âm dâm đãng, tà khúc, những âm trên bộc trong dâu mà dưới dân gian lấy làm thích là nưốc loạn, mà trên vua chúa lấy làm vui, là đức suy.

        Âm nhạc đã không có tiết tấu, không được trang nghiêm, thuần một màu dâm đãng đã xuất ra thời chỉ cảm được cái lòng dâm đãng tà khúc mà rồi sinh ra bao nhiêu việc tà khúc gian nguy vậy.

Bàn về âm nhạc

       Cho nên người quân tử để tâm vào đạo mà sửa lấy đức, chỉnh lại đức để làm âm nhạc, hòa nhạc để cho thành thuận, mà nhạc có hòa, thì mối chỉnh đốn đươc mọi việc.

Tuân Tử

         Lời bàn: Nếu xem âm nhạc một nước, mà biêt được nước ấy là thế nào, thì đủ biết âm nhạc có một cái quan hệ mật thiết với sự tồn, vong thịnh suy của một nước. Ồi! Âm nhạc của nước ta hiện nay thê nào! Có nhiều người, nếu không chê rằng là ai oán chi âm, Trịnh Vệ chi thanh, thì cũng không cho được rằng có vẻ hùng dũng cái khí cao xa ở trong ây. Tiêc rằng người đánh đàn, kéo nhị thì nhiều, nhưng quanh đi quẩn lại, chỉ lưu thủy vối Nam ai, còn người thực am hiểu âm luật, có thể cải lương được âm nhạc chưa có mấy. Ước gì những bậc có tài nghệ âm nhạc hằng lưu tâm đến, làm cho cái âm nhạc sầu não, ẻo lả kia được chỉnh đôn mà phấn chấn mãi lên, thì thực là bậc “cứu quốc” có công to đối vối cả nước vậy.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện ngụ ngôn dân gian việt nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét