THẬP BÌ NÓI CHUYỆN VỚI HUỆ VƯƠNG
Vua Huệ Vương nước Ngụy hỏi Thập Bì rằng: Ngươi nghe người ta cho quả nhân là thế nào?
Thập Bì thưa: Thần nghe người ta cho nhà vua là nhân từ và hay gia ơn lắm.
Vua vui mừng hớn hở nói rằng: Như thế thì cái công đức của quả nhân được đến thế nào?
Thập Bì nói: Cái công đức ấy rồi đến mất nước.
Vua ngạc nhiên hỏi: Nhân từ và hay gia ơn là làm việc thiện mà làm việc thiện đến nỗi mất nước là nghĩa thế nào?
Thập Bì thưa: Vua mà nhân từ thì bất nhân trừng phạt; vua hay gia ơn, thì chỉ thích ban thưởng. Tính đã bất nhân, thì có kẻ tội cũng không trị; tính hay ban ơn, thì kẻ vô công cũng được thưởng. Đến kẻ có tội không phải phạt, kẻ vô công cũng được thưởng, thì mất nước cũng không có gì là lạ.
THAM LỢI TRƯỚC MẮT, QUÊN HẠI SAU LƯNG
Vua nước Ngô muốn đem quân đi đánh nước Kinh. Đã nhiều người can ngăn, vua nhất định không nghe. Sau lại hạ lệnh rằng: “Ai can ta đánh nước Kinh thi phải xử tử”
Có một viên quan trẻ tuổi muốn can ngăn mà không dám nói, luôn ba ngày, cứ sáng sớm, cầm cung, tên đến đứng vườn sau nhà vua, sương xuống ướt đầm cả áo.
Hôm thứ ba, vua gặp mới hỏi rằng:
“Ngươi đến đấy làm gì mà để sương xuống ướt cả áo như thế?”
Viên quan thưa rằng:
“Trong vườn có một cây cổ thụ. Chót vót trên ngọn cấy, có con ve sầu, hút gió, uống sương, rả rích kêu cả ngày, tưởng đã được yên thân lắm. Biết đâu đằng sau có con bọ ngựa, đang giơ hai càng chực bắt. Chính con bọ ngựa muốn bắt con ve sầu, lại biết đâu đằng sau có con chim sẻ nghen cổ chực mổ. Chính con chim sẻ muôn bắt con bọ ngựa, lại biết đâu dưới gốc cấy có tôi cầm cung tên chực bắn. Chính tôi đấy muốn bắt con chim sẻ, mà không biết sương xuống ướt cả áo… Như thế đều là chỉ vì tham cái lợi trước mắt mà quên hẳn cái hại ở ngay sau lưng vậy”.
Vua nghe nói tỉnh ngộ bèn thôi không đánh nước Kinh nữa.
Thanh Lê Tử
Giải nghĩa. – Ngô: tên nước thời Xuân Thu bấy giờ ở vào địa phận phía nam sông Hoài, sông Tử cho đến tỉnh Triết Giang.
Thanh Lê Tử: tức là Lưu Hướng, người nhà Hán làm quan Gián nghị đại phu, giỏi về văn chương lại kiêm cả kinh thuật và thiên văn.
Vua Huệ Vương nước Ngụy hỏi Thập Bì rằng: Ngươi nghe người ta cho quả nhân là thế nào?
Thập Bì thưa: Thần nghe người ta cho nhà vua là nhân từ và hay gia ơn lắm.
Vua vui mừng hớn hở nói rằng: Như thế thì cái công đức của quả nhân được đến thế nào?
Thập Bì nói: Cái công đức ấy rồi đến mất nước.
Vua ngạc nhiên hỏi: Nhân từ và hay gia ơn là làm việc thiện mà làm việc thiện đến nỗi mất nước là nghĩa thế nào?
Thập Bì thưa: Vua mà nhân từ thì bất nhân trừng phạt; vua hay gia ơn, thì chỉ thích ban thưởng. Tính đã bất nhân, thì có kẻ tội cũng không trị; tính hay ban ơn, thì kẻ vô công cũng được thưởng. Đến kẻ có tội không phải phạt, kẻ vô công cũng được thưởng, thì mất nước cũng không có gì là lạ.
THAM LỢI TRƯỚC MẮT, QUÊN HẠI SAU LƯNG
Vua nước Ngô muốn đem quân đi đánh nước Kinh. Đã nhiều người can ngăn, vua nhất định không nghe. Sau lại hạ lệnh rằng: “Ai can ta đánh nước Kinh thi phải xử tử”
Có một viên quan trẻ tuổi muốn can ngăn mà không dám nói, luôn ba ngày, cứ sáng sớm, cầm cung, tên đến đứng vườn sau nhà vua, sương xuống ướt đầm cả áo.
Hôm thứ ba, vua gặp mới hỏi rằng:
“Ngươi đến đấy làm gì mà để sương xuống ướt cả áo như thế?”
Viên quan thưa rằng:
“Trong vườn có một cây cổ thụ. Chót vót trên ngọn cấy, có con ve sầu, hút gió, uống sương, rả rích kêu cả ngày, tưởng đã được yên thân lắm. Biết đâu đằng sau có con bọ ngựa, đang giơ hai càng chực bắt. Chính con bọ ngựa muốn bắt con ve sầu, lại biết đâu đằng sau có con chim sẻ nghen cổ chực mổ. Chính con chim sẻ muôn bắt con bọ ngựa, lại biết đâu dưới gốc cấy có tôi cầm cung tên chực bắn. Chính tôi đấy muốn bắt con chim sẻ, mà không biết sương xuống ướt cả áo… Như thế đều là chỉ vì tham cái lợi trước mắt mà quên hẳn cái hại ở ngay sau lưng vậy”.
Vua nghe nói tỉnh ngộ bèn thôi không đánh nước Kinh nữa.
Thanh Lê Tử
Giải nghĩa. – Ngô: tên nước thời Xuân Thu bấy giờ ở vào địa phận phía nam sông Hoài, sông Tử cho đến tỉnh Triết Giang.
Thanh Lê Tử: tức là Lưu Hướng, người nhà Hán làm quan Gián nghị đại phu, giỏi về văn chương lại kiêm cả kinh thuật và thiên văn.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện cười ngụ ngôn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét