CÁCH PHỤC LÒNG NGƯỜI
Mình làm người không sang trọng giàu có, thì chó nên kiêu xa. Mình là bậc thông minh tài trí, thì chớ nên khinh ngạo. Mình có sức lực khỏe mạnh, thì chó nên đè nén người. Mình ăn nói linh lợi, thì chớ nên dối trá người. Mình còn kém, thì phải học, chưa biết, thì phải hỏi. Đối với làng nước, thì phải giữ cái trật tự trên dưới. Đối với người nhiều tuổi, thì phải giữ cái nghĩa con em. Đối với người bằng vai, thì phải giữ cái nghĩa bầu bạn. Đối với lũ trẻ thơ, thì phải dạy bảo khoan dung. Như vậy thì ai cũng yêu, ai cũng kính, không ai tranh giành với mình. Tâm địa rộng rãi thênh thang như trời đất, thì bao bọc được cả muôn loài.
Giải nghĩa:
– Hàn thi ngoại truyện: bộ sách chép những việc, những câu nói đời xưa, dưới mỗi bài có chứng dẫn mấy câu thơ của Hàn Anh làm. Hàn Anh người đòi nhà Hán làm bác sĩ đòi vua Văn Đế lấy những ý trong thơ của người ta mà làm Nội Ngoại truyện, gọi là Hàn Thi, bây giờ chỉ còn Ngoại truyện mà thôi.
Lời bàn: Muôn cho người tâm phục, không phải lấy tiền tài hay quyền thế mà khiến được, tất phải biết cách cư xử với người cho phải đạo thì mới được. Bài này chính tóm tắt mấy câu về cái đạo ấy. Đoạn trên cốt ngăn ngừa mấy câu, cái ác tính thường kẻ hơn người hay mắc phải. Đoạn dưới nói các cách ăn ở với mọi bậc người trong xã hội. Nói tóm lại khiêm nhã kinh ái là một phương pháp rất hay để ở đời.
LÒNG CƯƠNG TRỰC
Thôi Trữ là quyền thần nước Tề, định giết vua Thanh Công, bèn hội họp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án Tử nghiễm nhiên như không, nhất quyết không chịu thế.
Thôi Trừ bảo Án Tử: “Ngươi nghe ta. Tạ lấy được nước, thì ta cho một nửa. Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức”.
Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những sự đưa gươm giáo ra đâm chém Án Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử vẫn không biến sắc mặt, ung dung nói rằng:
“Lấy lợi dứ người ta, mà bảo người ta phản bội quân thượng là bất nhân: lấy binh khí hiếp người ta, mà làm người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc nhà ngươi làm”.
Thôi Trữ nghe nói, không dám làm gì Án Tử.
Án Tử đứng dậy, ung dung bước ra.
Tả Truyện
Giải nghĩa:
- Tả Truyện: sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể những sự tích về lịch sử thời Xuân Thu.
Lời bàn: Cường quyền thường muôn át công lý, tuy vậy công lý vẫn hay uốn được cường quyền. Thôi Trữ mạnh biết bao nhiêu, mà chỉ một câu nói của Án Tử cũng đủ làm cho phải lùi. Thế mới hay cái lòng người, cái lẽ phải có sức hơn là mũi gươm, ngọn giáo. Những người có lòng trung nghĩa, cá tính cương quyết như Án Tử, cứng như sắt, đỏ tựa son, dù nguy cấp thế nào cũng không đổi đại tiết chính là những người giữ được công lý để đối phó với cường quyền.
Mình làm người không sang trọng giàu có, thì chó nên kiêu xa. Mình là bậc thông minh tài trí, thì chớ nên khinh ngạo. Mình có sức lực khỏe mạnh, thì chó nên đè nén người. Mình ăn nói linh lợi, thì chớ nên dối trá người. Mình còn kém, thì phải học, chưa biết, thì phải hỏi. Đối với làng nước, thì phải giữ cái trật tự trên dưới. Đối với người nhiều tuổi, thì phải giữ cái nghĩa con em. Đối với người bằng vai, thì phải giữ cái nghĩa bầu bạn. Đối với lũ trẻ thơ, thì phải dạy bảo khoan dung. Như vậy thì ai cũng yêu, ai cũng kính, không ai tranh giành với mình. Tâm địa rộng rãi thênh thang như trời đất, thì bao bọc được cả muôn loài.
Giải nghĩa:
– Hàn thi ngoại truyện: bộ sách chép những việc, những câu nói đời xưa, dưới mỗi bài có chứng dẫn mấy câu thơ của Hàn Anh làm. Hàn Anh người đòi nhà Hán làm bác sĩ đòi vua Văn Đế lấy những ý trong thơ của người ta mà làm Nội Ngoại truyện, gọi là Hàn Thi, bây giờ chỉ còn Ngoại truyện mà thôi.
Lời bàn: Muôn cho người tâm phục, không phải lấy tiền tài hay quyền thế mà khiến được, tất phải biết cách cư xử với người cho phải đạo thì mới được. Bài này chính tóm tắt mấy câu về cái đạo ấy. Đoạn trên cốt ngăn ngừa mấy câu, cái ác tính thường kẻ hơn người hay mắc phải. Đoạn dưới nói các cách ăn ở với mọi bậc người trong xã hội. Nói tóm lại khiêm nhã kinh ái là một phương pháp rất hay để ở đời.
LÒNG CƯƠNG TRỰC
Thôi Trữ là quyền thần nước Tề, định giết vua Thanh Công, bèn hội họp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án Tử nghiễm nhiên như không, nhất quyết không chịu thế.
Thôi Trừ bảo Án Tử: “Ngươi nghe ta. Tạ lấy được nước, thì ta cho một nửa. Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức”.
Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những sự đưa gươm giáo ra đâm chém Án Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử vẫn không biến sắc mặt, ung dung nói rằng:
“Lấy lợi dứ người ta, mà bảo người ta phản bội quân thượng là bất nhân: lấy binh khí hiếp người ta, mà làm người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc nhà ngươi làm”.
Thôi Trữ nghe nói, không dám làm gì Án Tử.
Án Tử đứng dậy, ung dung bước ra.
Tả Truyện
Giải nghĩa:
- Tả Truyện: sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể những sự tích về lịch sử thời Xuân Thu.
Lời bàn: Cường quyền thường muôn át công lý, tuy vậy công lý vẫn hay uốn được cường quyền. Thôi Trữ mạnh biết bao nhiêu, mà chỉ một câu nói của Án Tử cũng đủ làm cho phải lùi. Thế mới hay cái lòng người, cái lẽ phải có sức hơn là mũi gươm, ngọn giáo. Những người có lòng trung nghĩa, cá tính cương quyết như Án Tử, cứng như sắt, đỏ tựa son, dù nguy cấp thế nào cũng không đổi đại tiết chính là những người giữ được công lý để đối phó với cường quyền.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện ngụ ngôn ngắn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét