Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Lời chúc của viên quan giữ bò đất Hoa

     Vua Nghiêu đến chơi đất Hoa. Viên quan giữ bò cõi đất Hoa chúc rằng:

- Xin chúc nhà vua sống lâu.

Vua Nghiêu nói: Đừng chúc thế.

Viên quan lại chúc: Xin chúc nhà vua giàu có

Vua Nghiêu nói: Đừng chúc thế.

Viên quan lại chúc: Xin chúc nhà vua lắm con trai.

Vua Nghiêu nói: Đừng chúc thế.

Lời chúc của viên quan

    Viên quan lấy làm lạ, hỏi: Sông lâu, giàu có, lắm con trai, người ta ai cũng muôn, một mình nhà vua không muôn, là cớ làm sao?

     Vua Nghiêu nói: Lắm con trai, thi sợ nhiều; giàu có thì công việc nhiều; sống lâu, thì nhục nhã nhiều. Ba điều ấy không phải là những điều gấy nên đức hay cho mình, nên ta từ chối.

    Viên quan nói: Nhà vua nói như thế, thực là một bậc quân tử. Nhưng trời sinh ra người, mỗi đứa cho làm một việc, thì có lo sợ gì. – Giàu có mà biết đem của chia với người ta, thì còn công việc gì? Ăn uống có chừng thức, ngủ có độ, trong bụng lúc nào cũng thư thái tự nhiên, thiên hạ hay ra, thì cũng hay với thiên hạ, thiên hạ mà dở, thì làm cho thiên hạ hay, trăm tuổi nhắm mắt về cõi rất vui, một đòi không có tai họa gì, thì còn nhục nhã làm sao được. Viên quan nói xong, lùi ngay. Vua Nghiêu còn muốn nói nữa, thì cho theo không kịp.

                                    Trang Tử Tuyết

Giải nghĩa. – Nghiêu:vua dời Đường

Thận trọng hơn làm vua

        Người nước Việt giết ba đời vua. Con vua đời thứ ba tên là Sưu lo sợ, phải trốn vào ở trong hang.

         Nước Việt thành ra không có vua. Người Việt đi tìm con vua mãi, không thấy. Đến lúc tìm thấy ở trong hang thì con vua không chịu ra. Người Việt một mặt lấy lá ngải hun vào hang, một mặt đem xe đón. Con vua bất đắc dĩ phải ra. Lúc lên xe, ngửa mặt lên trời kêu to rằng:

         “Ôi làm vua! ôi làm vua! Ta không muôn làm vua, cũng không được hay sao!”

       Con vua lo như thế không phải là ghét làm vua, ghét là ghét cái họa làm vua. Không muôn làm vua, tức là không chịu lấy cả một nước mà phiền luỵ đến thân mình. Thân mình không muốn phiền luỵ, thì khi làm vua, tất không nổ làm phiến luỵ khổ hại ai. Mà chỉ bởi cái lẽ ấy, người Việt mới cố tôn lên làm vua cho được.

Thận trọng hơn làm vua

          Trang Tử

        Lời bàn: Làm vua thường tình ai chả muôn. Thế mà có người đến làm vua cũng không muốn! Không phải là ghét gì làm vua, nhưng ghét rằng làm vua, thường có khi không giữ được toàn tính mệnh. Bài này cốt ý cảnh tỉnh những kẻ ham danh, ham lợi để hại đến thân. Cứ theo ý tác giả, thì chỉ người nào không có chút gì phiền luỵ đến tấm thân, mới là không “thương sinh” nghĩa là hại đến đòi mình, mà giữ được “toàn sinh” nghĩa là giữ được đời mình cho trọn vẹn. Còn như đấy không muốn làm vua mà cứ bị tôn lên làm vua, là vì rằng ông thông minh nhân hậu, lại có đức độ cùng biết người và thương dân thì dân chúng nào chả muôn tôn lên làm quân trưởng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đọc truyện ngụ ngôn việt nam

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Nghèo mà không oán

       Tử Du làm bạn với Tử Tang. Tử Tang rất nghèo. Gặp khi trời mưa luôn mười hôm, Tử Dư nhớ đến bạn, nghĩ bụng rằng: “Tử Tang đến khôn mất!”. Mói bọc gạo đem lại cho.

      Lúc đến trước cửa, thấy Tử Tang đánh đàn, nửa như khóc, nửa như hát, tiếng không ra hơi, giọng thì liu nhíu, lắng tai nghe, như có câu rằng: “Cha ư! Mẹ ư! Người ư!”.

        Tử Dư bước vào hỏi: “Bác đàn hát như thế là làm sao vậy?”

       Tử Tang nói: “Tôi nghĩ mãi mà không biết tự đâu đến nông nỗi cùng cực như thế này? Nào có phải chamẹ tôi muốn cho tôi nghèo khổ đâu! Nào có phải trời đất để cho tôi nghèo riêng một mình đâu? Trời không riêng che, đất không riêng chở một ai… Thực tôi muốn tìm cho biết tự đâu tôi phải chịu cùng cực như thế này, mà không ra. Vậy thì chẳng phải là tại cái mệnh nó xui khiến ra như thế ư!”

Nghèo mà không oán

         Trang Tử Tuyết

        Giải nghĩa. – Tử Dư, Tử Tang: hai người đòi Xuân Thu tính khoáng đạt, chơi thân với nhau.

        Lời bàn: Tử Tang nghèo mà cho là số mệnh thì, ý giông câu ngạn ngữ của ta: “Số giàu của đến dửng dưng, số nghèo con mắt cháo chưng vẫn nghèo”. Phàm yên phận nghèo, hay không lo nghèo, hay quên cả cảnh nghèo, đó là nết cao quý của hiền triết, không để cho cảnh làm luỵ được tâm, làm tổn được chí. Nhưng chúng ta chó quên rằng những bậc hiền triết thường cần lao, hoặc cầy ruộng hay câu cá, hoặc kiếm củi hay chăn nuôi cho có đủ sống, rồi các ngài mới sông cho ra sông, cần lao để mưu sinh, đó là sự thường, nhưng cần, chúng ta phải cò trước đã, để cho thoát khỏi nhục ký sinh, cái hại cơ hàn thiết thân bất cố liêm sỉ. Khi chúng ta tự lập được, đã biết trọng liêm sỉ, thì chúng ta mói có thể trỏ nên người không lo nghèo được.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện khổng tử

Trí và nhân

        Thầy Tử Lộ yết kiến đức Khổng Tử.

- Đức Khổng Tử hỏi: Thế nào là người trí? Thế nào là người nhân?

- Thầy Tử Lỗ thưa: Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết mình; người nhân là người làm thế nào để cho người ta yêu mình.

- Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói như vậy cũng khá gọi là người có học vấn.

- Thầy Tử Lộ ra, thầy Tử Công vào, Đức Khổng Tử lại hỏi người trí, người nhân là thế nào?

- Thầy Tử Công thưa: Người trí là người biết người, người nhân là người yêu người.

- Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói như vậy, cũng khá gọi là người có học vấn.

- Thầy Tử Công ra, thầy Nhan Hồi vào, Đức Khổng Tử lại đem trí, nhân ra hỏi.

- Thầy Nhan Hồi thưa: Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình.

- Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói như vậy đáng gọi là bậc sĩ quân tử.

Giải nghĩa.

 - Tử Lộ: học trò giỏi Đức Khổng Tử có tiếng về khoa chánh sự.

 - Tử Công: học trò giỏi Đức Khổng Tử có tiếng về khoa ngôn ngữ.

 - Nhan Hồi: học trò giỏi nhất Đức Khổng Tử, có tiếng về khoa đức hạnh. Sĩ quân tử: bậc người thượng lưu trong xã hội, có đức hạnh, có học vấn, có kiến thức.

Trí và nhân

Lời bàn: Cũng một chữ Trí, một chữ Nhân mà ba người đáp mỗi người một khác. Không phải là trí với nhân có lắm nghĩa, thay đổi khác nhau, đó là tùy theo cái trình độ học vấn, kiến thức của mồi người, mà tư tưởng thuyết minh có phần hơn, kém nhau.

 - Thầy Tử Lộ đáp như thế là người vụ ngoại, chỉ cần cho người ta biết mình, yêu mình mà thôi.

 - Thầy Tử Cống đáp như thế là người quên mình chỉ biết người, yêu người mà thôi. So với thầy Tử Lộ thì cao hơn một bậc.

- Song chưa bằng thầy Nhan Hồi học như thế mối là học vị kỷ; nghĩa là học để tự biết mình và yêu mình trước, rồi mới suy rộng ra đến biết người, yêu người.

 - Biết mình yêu mình, không phải là có lồng tư kỷ hẹp hòi. Có biết mình, thì mối tu tỉnh được tâm thân, cải quá thiên thiện mà nên người hay, người khá, tức cũng như câu: “Connais toi toi mêrae” của Tô Lạp Thị. Có yêu mình, thì mới biết trọng tư cách của mình, quí phẩm giá của mình rồi mối ra đến thân nhân dân, ái vật, tức cũng như câu tục ngữ Pháp: “Charité bien ordonée commence par soimêe”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách khổng tử

Hết lòng vì nước

      Vua Bình Vương nước Sở nghe lòi gièm pha, giết chết đại tướng là Ngũ Xa, Ngũ Thượng là con cả Ngũ Xa, cũng bị hại. Người con thứ ba là Ngũ Viên, bèn bỏ nước Sở, sang làm tướng nước Ngô. Trước khi đi có đến từ giã một người bạn đang làm quan đại phu tên là Thân Bao Tư mà bảo rằng:

        “Ba năm nữa nước Sở không mất, thời tôi không trông thấy bác nữa.

-        Thân Bao Tư nói: Bác làm mất nước Sở, thì tôi tất phải giữ cho nước sỏ còn”.

         Ba năm sau. Ngũ Viên đem quân Ngô về đánh Sở. Vua Chiêu Vương nốingôi cho Bình Vương thua chạy, phải trốn vào trong núi.

        Thân Bảo Tư đang ở trong núi, nghe nói Ngũ Viên cường bạo, bèn sang cầu cứu nước Tần, tâu cùng vua rằng:

        “Nước Ngô vô đạo quân khỏe, người nhiều, sắp đánh cả thiên hạ, bấy giờ mối bắt đầu đánh một nước sỏ tôi trước. Vua nước tôi, phải chạy trốn, hiện nay ởVân Mộng, sai tôi đến cáo cấp với thượng quốc”.

         Vua nước Tần là Ai Công bảo: Ù! Để rồi ta liệu. Nhà ngươi hãy ra nghỉ ngoài sứ quán.

         Thân Bao Tư nói: “Vua nước tôi bấy giờ đang khôn đốn, phận bầy tôi đâu dám ăn nằm yên một chỗ”.

Vua nước Tần là Ai Công

         Nói đoạn cứ đứng ở giữa sân khóc lóc thảm thiết suốt bảy ngày đêm.

        Ai Công thấy vậy, nói rằng: “Một nước có người bầy tôi như thế, ta không cứu cũng không đành”. Rồi đem quân sang cứu nước sở.

          Quân Ngô nghe thấy tin, vội phải rút quân về.

         Nước Sở nhờ thế mà không mất, vua Chiêu Vương lại lên ngôi, cho tìm Thân Bảo Tư để thưởng công; thì không thấy đâu cả. Thân Bảo Tư đã lánh đâu rồi.

         Trước khi đi lánh, Thân Bảo Tư có nói rằng:

       “Mượn quân, yêu nước không phải là vị thân cứu cấp, trừ hại không phải là vị danh, Bấy giờ nước dà định rồi, thì ta còn cầu gì nữa?”

         Giải nghĩa. – Đại tướng: một chức quan to nhất. – Ngủ Xa: người nước sỏ thời Xuân Thu, thò vua Bình Vương vì can vua mà phải giết. – Ngũ Thượng: con cả Ngũ Xa, cha bị nạn, đi theo cha rồi cũng bị hại. – Ngủ Viên; tức là Ngữ Tử Tư con thứ Ngũ Xa, trôn sang Ngô để mưu phục thù cho cha. Thân Bao Tư: người thời Xuân Thu làm quan đại phu thờ vua Bình Vương nước Sở và chơi thân với Ngũ Viên.

          Lời bàn: Ngũ Viên vì cha bị giết oan mà quyết chỉ muôn hại vua, làm cho vua mất nước, là trọng chữ Hiếu hơn chữ Trung, có,phần đáng khen, cũng có phần nên chê. Thân Bảo Tư muốn cứu nước chỉ lấy nước mắt, tiếng khóc mà nên công, thực là người quá nhẫn nhục trong lúc kế cùng lực kiệt, để chuyển được người không có ý giúp cũng phải giúp, thế là có bụng rất trung yêu vua, cứu nước, vậy. Việc nghĩa làm là làm cho cả nước, làm được là hả, là sướng, chớ có cầu cạnh gì riêng cho thân mình?



Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện cười ngụ ngôn

Bọ ngựa trông xe

        Một hôm Trang Công nước Tề xa giá đi săn. Xe ra khỏi thành, đi trên đường cái, có con bọ ngựa cứ đứng giữa đường, giương càng chực chống lại với cái xe. Tả, hữu thấy thế, kêu lên rằng: “Chết! Chết!”. Trang Công nghe tiếng tưởng sự gì nguy hiểm, vội vàng bắt dừng xe lại hỏi. Tả hữu thưa:

       “Có con bọ ngựa thấy xe sắp đến, không tránh lại giơ càng lên muốn chống lại. Giống bọ ngựa quái lạ, chỉ biết tiến lên, chỗkhông lùi, không chịu lượng sức mình khỏe hay yếu, hễ gặp cừu địch thì xem thường, xem khinh, cứ lập tức xông vào đánh. Xin cứ đê cho xe đi, xem bọ ngựa sông hay chết thế nào”.

         Trang Công nói: “Hãy khoan. Giông bọ ngựa, thế mà đáng kính. Giả sử bấy giờ có một người bị kẻ tàn bạo hà hiếp không ngại gian nan, không sợ nguy hiểm, nhất quyết chỉ tiến lên chọi với cường địch, chết cũng không thoát tị thì chẳng đáng nên tôn kính lắm ư!”

Trang Công nước Tề

         Nói đoạn. Trang Công bảo tránh xe đi sang một bên.

         Từ hôm đó, bọn tướng sĩ Trang Công nghe thấy câu chuyện, khi phải đi đánh giặc đâu, là liều chết tiến lên, chớ không chịu không bằng con bọ ngựa.

                                                                                                     Hàn Thi Ngoại Truyện

          Lời bàn: Có kẻ cừu địch trước mặt, không biết lượng sức người ta yếu hay khỏe thế nào, cử liều xông vào chọi, có khi như trứng chọi với đá, nồi đất chọi ; với nồi đồng, thì cũng là khờ dại đáng tiếc. Tuy vậy I cỏ kẻ hà hiếp mình thậm tệ, mà mình còn đủ chí khí chống lại, thế là mình hiểu được cái lẽ tự vệ, chết cũng không chịu nhục. Nhất là mình lại, quả quyết phấn chấn tiến lên, không chịu nhẫn nhục lùi lại, thế là có dũng khí đáng khen. Ồi! Giông bọ ngựa là giống sâu bọ còn biết thế, huống chi là giông người ta là bậc tinh anh lại chịu kém bọ ngựa hay sao! Trang Công thực là khéo biết dạy, mà tướng sĩ Trang Công thực là biết nghe ra vậy.


Ứng đối linh lợi và thửa giày

ỨNG ĐỐI LINH LỢl

      Thiệu là con vua Nguyên Đế nhà Tần, lúc nhỏ đã cực kỳ thông tuệ.

      Một hôm, có sứ thần ở Trường An lại, vua Nguyên Đế hỏi thử rằng: Trường An gần hay mặt trời gần hơn? Thiệu đáp: Trường An gần hơn.

-      Tại làm sao?

-     Tôi chỉ thấy nói có người ở Trường An lại, chó chưa từng thấy nói có người ở mặt trời lại đấy bao giờ.

        Vua nghe câu nói lấy làm lạ.

     Cách mấy hôm sau, vua đem câu chuyện kể lại cho quần thần nghe. Nhân Thiệu đứng hầu bên, lại hỏi đùa rằng:

-         Trường An gần hay mặt trời gần hơn?

        Thiệu đáp: Mặt trời gần hơn.

        Vua ngạc nhiên hỏi: Sao hôm nay lại trả lời khác hôm nọ như thế?

-      Tôi ngửng đầu lên, tôi trông ngay mặt thấy trời, chớ không trông thấy Trường An đâu cả.

        Vua nghe, lại càng lấy làm lạ.

      Tấn Sử

       Giải nghĩa. • Tấn: tên một nước Triều đại bên Tàu (265 – 419) *Thiệu: sau nối ngôi Nguyên Đế làm vua gọi tên là Vua Minh Đế – Trường An: tên một đô thành cũ bên Tàu, tức là bắc huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tấy bấy giờ.

THỬA GIÀY

THỬA GIÀY

       Nước Trịnh có kẻ định thửa giày, đo chân làm no, rồi để cái no bên chỗ ngồi. Lúc đi chợ, quên không cầm no đi. Đến hàng giày, mói sực nhớ ra nói rằng: “Thôi quên! Không cầm no đi rồi!”. Rồi, mãi vội chạy về nhà lấy no. Khi trở lại, thì chợ đã tan, không thửa được giày nữa. Có người thấy thế, bảo rằng:

       “Sao không đưa chân ra cho người đo có được không?”

        Anh ta cãi: “Tôi chỉ tin cái no thôi, chớ tôi không ỉ tin chân tôi được.”

       Ôi! Thửa giày cốt chỉ đi vừa chân là được mà không tin chân, chỉ tin cái no đo chân, chẳng là câu nệ quálắm ư! Ở đời những kẻ làm công việc cứ bo bo giữ lềlối cổ hủ, không biết thế nào là hợp thời thích nghi  thì có khác gì người đi thửa giày chỉ tin no đo chân,mà không tin chính chân mình hay chăng?

       Hàn Phi Tử

        Giải nghĩa. – No: các mẫu đo cá, chiều dài, ngắn của đồ vật gì.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những câu chuyện ngụ ngôn hay

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Nhan Súc nói chuyện với tề vương

Vua Tuyên Vương nước Tề đến chơi nhà Nhan Súc, bảo: “Súc lại đây.”

Nhan Súc cũng bảo: “Vua lại đây”.

Các quan thấy vậy, nói: “Vua là bậc chí tôn, Súc là kẻ thần hạ. Vua bảo: “Súc lại đây” Súc cũng bảo: “Vua lại đây”; như thế có nghe được hav không?”

Nhan Súc nói: Vua gọi Súc, mà Súc lại, thì Súc là người hâm mộ thần thế. Súc gọi vua mà vua lại thì vua là người quí trọng hiền sĩ. Nếu để Súc này mang tiếng hâm mộ quyền thế, thì sao bằng để nhà vua được tiếng quí trọng hiền tài.

Vua nghe nói giận lắm, gắt lên rằng: “Vua quí, hay kẻ sĩ quí?”

Nhan Súc đáp: Sĩ quí, vua không quí.

Vua hỏi: Có sách nào nói thế không?

Nhan Súc nói chuyện với tề vương

Nhan Súc thưa: Có, Ngày trước, nước Tần sang đánh nước Tể. Có hạ lệnh: “Ai dám đến gần mộ ông Liễu Hạ Quí mà kiếm củi, thì phải xử tử”. Lại có lệnh: “Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong hầu và thưỏng nghìn lạng vàng”. Xem thế đủ biết cái đầu ông vua sống thực không bằng cái mả kẻ sĩ đã chết.

Vua Tuyên Vương nói: Than ôi! Người quân tử ai mà dám khinh! Quả nhân cam chịu lỗi. Nay quả nhân xin làm đệ tử để tiên sinh dạy bảo cho. Tiên sinh mà về ỏ vối quả nhân, thì được ăn sung, mặc sướng, lên xe, xuống ngựa, vợ con được quần áo xênh xang tha hồ đẹp?

Nhan Súc từ chối, nói: Ngọc vốn ở núi, lấy ra mà giũa, chế làm đồ vật, tuy đem bày biện có phần quí báu, nhưng cũng là hỏng, vì vóc ngọc không còn. Kẻ sĩ sinh nơi thôn dã, bỏ ra làm quan tuy vinh hiển thật, xong hình thần không còn được toàn, Súc xin ở nhà, lúc đói mói ăn, thì cũng ngon miệng như ân cơm thịt, lúc đi, cứ bước khoan thai thì cũng nhẹ nhàng như lên xe, xuống ngựa; suốt đời không tội lỗi cùng ai, thì cũng sung sướng như quan cao chức trọng. Hình thần lúc nào cũng được trong sạch chính đính thế là đủ khoan khoái cho Súc rồi.

Nói đoạn, Nhan Súc tạ vua Tuyên Vương mà lui vào.



Tình mẫu tử trong nhân gian

Khấn Chuẩn thương nhớ mẹ

Ông Khấn Chuẩn thưở nhỏ, tính hay du đãng, không giữ lễ phép, lại thích chơi chim, chơi chó. Bà mẹ ông vốn là người nghiêm khắc, thấy con thế quỏ phạt luôn, mà vẫn không chứa.

Một hôm, ông bỏ học đi chơi, bà mẹ giận lắm, cầm cái quả cân ném ông, trúng phải chân, máu chảy đầm đìa… Ông bị đau, ít lâu mối khỏi. Tự bấy giờ ông không dám lêu lổng, phóng túng, chỉ chuyên cần học tập về sau, thi đỗ, làm quan đến Tể tướng. Lúc ông qui hiển, thì mẹ ông đã tạ thế rồi. Mỗi khi ông sờ đến vết thương ở chân, thì ông lại nức nở khóc lóc và nói rằng: “Chính cái vết thương này làm cho ta nên người đây”.

Tình mẫu tử trong nhân gian

Tình mẹ con con vượn

Ở đất Vũ Bình, có giống vượn lông đỏ như vang, nõn như tơ, trông xa lấp lánh rất là ngoạn mục. Có hai mẹ con con vượn, mẹ thì khôn ngoan, tai quái, con thì ngây ngô, nhẹ dạ, nhưng lúc nào cũng đi liền bên vượn mẹ. Ngưòi đi săn không thể nào nhử mồi, đánh bẫy được, mói lấy thuốc độc xác mũi tên, rình lúc vượn mẹ vô ý thì bắn. Vượn mẹ biết mình không thể sống được, vắt sữa ra dùng cho con uống, xong rồi lăn ra chết. Người đi săn quay về phía vượn con, cầm roi quật vào cái xác vượn mẹ. Vượn con thây, kêu gào thương xót, chạy ngay lại gần, người đi sân bắt sốhg được. Lúc về nhà, cứ đêm đêm, vượn con nằm phục bên xác mẹ, thì mối yên; một đôi khi lại ôm lấy kếu gào, vật vã rất thảm thiêt. Không được mấy hôm vượn con cũng chết.

Than ôi! Vượn là giông vật còn biết thương mẹ, liều chêt với mẹ, huống chi là giông người lại nỡ nhẫn tâm quên mẹ, phụ lòng mẹ ư!

Tống Liêm

Giải nghĩa. – Vũ Binh: tên đất ở vào địa phận phủ Định Châu tỉnh Phúc Kiến bây giờ.

Tống Liêm: người đòi nhà Minh học giỏi, nhò ngưòi từ lúc trẻ đến lúc già không có hôm nào ròi quyển sách, văn chương dồi dào làm Sử nhà Nguyên 210 quyển.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện ngụ ngôn ngắn

Học trò biết – Phúc đấy họa đấy

HỌC TRÒ BIẾT HỌC

       Công Minh Tuyên đến học thầy Tăng Tử. Ở nhà thầy đã ba năm mà không mấy khi đọc sách.

       Thầy Tăng Tử hỏi: “Ngươi đến đây học đã ba năm nay, ta xem ý ngươi không mấy khi học tập sách vở như các anh em, là tại làm sao?”

      Công Minh Tuyên nói: “Thưa thầy, con vẫn học. Còn thầy: thầy ở trong nhà, trước mặt song thân, lúc nào cũng hiếu thuận, hòa nhã, cho đến giống vật như chó, mèo, thầy cũng không quỏ mắng bao giờ. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ, kẻ dồ người hay, ai nấy đều thiếp phục. Thầy ở Triều đình, đối vói kẻ bể ngoài rất là nghiêm trọng mà trong bụng rất là nhân từ, không có ý hại ai bao giờ cả. Ba điều ấy con lấy làm vui lòng mà mãi làm chưa được. Con đâu dám không học mà cứ ở cửa nhà thầy. Thầy Tăng Tử nghe đoạn, tạ Công Minh Tuyên và nói rằng: Ta nay không bằng nhà ngươi.

        Giải nghĩa. – Công Minh Tuyên: người nước Lỗ về đời Xuân Thu, học trò thầy Tăng Tử.

        Lời bàn: Học trò như Công Minh Tuyên, thầy dạy như Tăng Tử, mới thực là học trò biết học, ông thầy biết dạy, xứng đáng thầy trò vậy. Làm ông thầy, không ìihững lấy tri thức mà truyền thụ, lại cần lấy đức tính mà làm gương giáo hóa cho kẻ đi học nữa. Sách có câu: “Dĩ ngôn vi giáo, dĩ thân vi giáo”, cũng là lấy nghĩa ấy. – Làm học trò không những bo bo ở việc học tập văn bài, lại phải học cả động, tĩnh, ngữ, mặc, thái độ hình dung của thầy để bắt chước cho được như thầy nữa. Học như thế mói là học được cái tinh hoa. Công Minh Tuyên chỉ học trong ba điều kể trong bài này, mà tức là học được đủ bổn phận của một ngươi đối vối gia tộc và xã hội vậy. Đây là học ồ trường học thường mà biết học còn hay như thế, huống chi học trường tự nhiên là trường thế giới mà biêt học thì hay còn biết đến chừng nào. 

Phúc đấy họa đấy

PHÚC ĐẤY, HỌA ĐẤY

       Một người nhà quê rải cỏ phơi ở chân giậu. Hôm sau ra vơ cỏ, nghe thấy tiếng kêu “tích tích” lật lên xem, thì bắt ngay được một con trĩ.

       Anh ta thấy thế, lại cứ để cỏ đấy, có ý mong ngày mai lại được con trĩ nữa. Mai ra, lắng tai nghe lại thấy tiếng “tích tích” như hôm trước, trong bụng mừng thầm. Nhưng vừa bới cỏ lên, thì ra một con rắn, nó cắn ngay vào tay, anh ta bị thương rồi chết.

      Úc Ly Tử nói rằng: “Một việc nhỏ ấy đủ làm gương cho ta. Trong thiên hạ có cái phúc không tưởng được thế, mà may được thê cũng có cái họa không ngờ đến thế, mà xảy ra thế!”


Họa phúc khôn lường – Vẽ gì khó – Cách đâm hố

HỌA PHÚC KHÔN LƯỜNG

      Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ mất. Người quen kẻ thuộc đểu đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Mất ngựa thế mà phúc cho tôi đấy biết đâu!”

      Cách mấy tháng con ngựa về lại quyến thêm được một con ngựa hay nữa. Người quen kẻ thuộc đều đến mừng rỡ. Ông lão nói: “Được ngựa thế mà họa cho tôi biết đâu!”

      Từ khi được ngựa hay, con ông lão thích cưỡi, chẳng may ngã què chân. Ngưòi quen kẻ thuộc đểu đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Con què thế mà phúc cho tôi đấy biết đâu!”.

      Cách một năm, có giặc Hồ. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ con ông lão, vì què không phải đi lính, mà cha con vẫn có nhau.

VẼ GÌ KHÓ

           Có người thợ vẽ, vẽ cho vua nưốc Tề mấy bức tranh.

Vua hỏi: Vẽ cái gì khó?

Thưa: Vẽ chó, vẽ ngựa khó.

            – Vẽ cái gì dễ?

            – Vẽ ma vẽ quỉ dễ.

          Sao lại thế?

         Chó, ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống, thì người ta chê cười, cho nên khó vẽ, – Ma quỉ là giông vô hình, không ai trông thấy, tùy ý muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ ai bẻ, cho nên dễ vẽ.

        Người nào bỏ những công việc nhật dụng thường hành, chỉ chăm làm những việc kỳ dị quái gở để lòe thiên hạ, thì cũng chẳng khác nào như người thợ chỉ vẽ ma, vẽ quỉ, nghĩa là tránh cái khó mà làm cái dễ vậy.

Họa phúc khôn lường

CÁCH ĐÂM HỐ

       Hai con hổ đang ăn thịt một con trâu. Biện Trang muốn ra đâm hổ. Có thằng trẻ con bảo ràng: “Hãy hượm, ông ạ. Hổ là giông tàn bạo, trâu là mồi ngon ngọt. Bây giờ hai con hổ đang cùng ăn một con trâu, thấy thịt trâu ngon, tất tranh nhau, đánh nhau. Đánh nhau, thì hổ nhỏ chết mất mà hổ lớn cũng bị thương. Ông đợi đến bấy giò hãy ra, thì có phải chỉ đâm một con, mà rồi được cả hai con không? Như thế, thì chẳng là công dùng ít mà lợi được nhiều ư?” Biện Trang cho lòi nói là phải, làm theo y như thê, quả nhiên bắt được cả hai con hổ.

        Giải nghĩa. – Biện Trang: Người nước Lỗ, thời Xuân Thu, làm quan Đại phu ở ấp Biện, là người khỏe có tiếng, thường hay đâm được hổ.

       Lời bàn: Bài này cốt ý dạy ta làm việc gì biết thừa cơ mà làm, thì ít khó nhọc, mà lại dễ thành công. Như Biện Trang đây, bắt hai con hổ ngay, công phu nhiều mà chưa chắc đã được. Đợi nó đánh nhau, một con chết, một con bị thương, thì ra chỉ mất công bắt một con hổ yếu (vì mói bị thương) mà rồi được cả hai con hổ vậy. Ý bài này cũng giông câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ, bất như thừa thê; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có khôn ngoan sáng suốt, chẳng bằng thừa được cái thế, lại dễ làm hơn; tuy có điền khí sẵn sàng, chẳng bằng đợi đến thời đáng làm mới làm thì lại được việc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: khổng tử nói

Bàn về âm nhạc

         Âm là tự lòng người ta mà sinh ra. Lòng người có cảm giác, mới phát động ra âm. Âm tuy thanh ở ngoài miệng, mà thực phát ra tự trong lòng.

      Cho nên nghe âm thanh mà biết được phong tục, xét phong tục mà biết được chí hướng, xem chí hướng mà biết được đạo đức, thịnh, suy, khôn, dại, hay, dỏ đều hiện ra âm nhạc không giấu được ai. Bởi vậy, cứ lấy âm nhạc mà nghiệm được một nước ra thế nào.

       Đất xấu, thì cây cối khẳng khiu, nước đục, thì tôm cá gầy còm. Đòi suy thì lễ nghĩa phiền mà âm nhạc dâm. Những âm dâm đãng, tà khúc, những âm trên bộc trong dâu mà dưới dân gian lấy làm thích là nưốc loạn, mà trên vua chúa lấy làm vui, là đức suy.

        Âm nhạc đã không có tiết tấu, không được trang nghiêm, thuần một màu dâm đãng đã xuất ra thời chỉ cảm được cái lòng dâm đãng tà khúc mà rồi sinh ra bao nhiêu việc tà khúc gian nguy vậy.

Bàn về âm nhạc

       Cho nên người quân tử để tâm vào đạo mà sửa lấy đức, chỉnh lại đức để làm âm nhạc, hòa nhạc để cho thành thuận, mà nhạc có hòa, thì mối chỉnh đốn đươc mọi việc.

Tuân Tử

         Lời bàn: Nếu xem âm nhạc một nước, mà biêt được nước ấy là thế nào, thì đủ biết âm nhạc có một cái quan hệ mật thiết với sự tồn, vong thịnh suy của một nước. Ồi! Âm nhạc của nước ta hiện nay thê nào! Có nhiều người, nếu không chê rằng là ai oán chi âm, Trịnh Vệ chi thanh, thì cũng không cho được rằng có vẻ hùng dũng cái khí cao xa ở trong ây. Tiêc rằng người đánh đàn, kéo nhị thì nhiều, nhưng quanh đi quẩn lại, chỉ lưu thủy vối Nam ai, còn người thực am hiểu âm luật, có thể cải lương được âm nhạc chưa có mấy. Ước gì những bậc có tài nghệ âm nhạc hằng lưu tâm đến, làm cho cái âm nhạc sầu não, ẻo lả kia được chỉnh đôn mà phấn chấn mãi lên, thì thực là bậc “cứu quốc” có công to đối vối cả nước vậy.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện ngụ ngôn dân gian việt nam

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Truyện đười ươi và thuật xem tướng

TRUYỆN ĐƯỜI ƯƠI

       Ở núi Phong Khê đất Thục có giống Đười ươi, mặt như mặt người, biết cười, biết nói. Máu nó dùng để nhuộm mùi, không bao giờ phai, nên người ta lừa bắt nó.

      Tính Đười ươi thích uống rượu, thích đi guốc. Người ta biết thế, đem rượu và guốc ra bày la liệt ở quãng đồng không, rồi đi nấp một chỗ. Đười ươi ngửi hơi rượu, kéo nhau ra thấy rượu, thấy guốc, biết rằng dứ mình bèn chửi rủa người lập mưu đánh bẫy, và nói thậm tệ đến cả ông cha người ấy. Đoạn bảo nhau đi, lầm nhẩm nói chớ có mắc mưu cái loài khốn nạn chực hại mình… Song đã đi mà vẫn ngoảnh lại, rồi lại bảo nhau: “Ta thử nếm xem tưởng không hại gì”. Tay chấm miệng mút, bén mùi làm mãi, thành say sưa mờ mịt, quên cả lời khôn, lẽ phải bấy lâu giữ gìn, chếnh choáng nghiêng ngả, nói nói, cười cười, chân đưa vào guốc, thất thểu đi…

     Người nấp bấy giò đổ ra thì Đười ươi lảo đảo chạy, con ngả nghiêng, con ngã ngửa, người ta bắt sạch không sót con nào.

     Than ôi! Biết rõ người ta lừa gạt mình, mà cứ tham lam mê muội để đến nỗi mắc lừa người ta mà mất mạng. Ngu lắm thay! Thật là ngu lắm thay!

thuật xem tướng

 THUẬT XEM TƯỚNG

       Nước Kinh có người xem tướng giỏi, nói câu nào là trúng câu ấy. Trong nước xa gần đâu cũng biết tiếng, Vua Trang Vương thấy thế, vời lại hỏi:

- Nhà ngươi dùng thuật gì mà xem tướng giỏi như thế?

Người xem tướng thưa rằng:

- Thần không có thuật gì cả. Thần chỉ xem bạan người ta mà biết được người ta hay, hay dở. Như thần xem cho thường dân, mà thấy chơi với những người bạn hiếu, đễ, thuần, cẩn biết giữ phép người, thì thần đoan người dân ấy là người hay, thân tất một ngày một vẻ vang, nhà tất một ngày một thịnh vượng – Như thần xem cho quan lại mà thấy chơi với những bạn thành, tín, có phẩm hạnh, thích điều phải thì thần đoán cho ông quan ấy là người tốt, làm quan tất mỗi ngày một cao thăng, giúp vua tất mỗi ngày một ích lợi. – Như thần xem cho vua chúa, mà thấy quan gần có lắm người hiền, quan xa có lắm người trung, lúc có lỗi, nhiều người can ngăn, thì thần đoán là ông vua giỏi, vua tâ’t mỗi ngày một tôn trọng, nưốe tất mỗi ngày một tri yên, thiên hạ tất mỗi ngày một qui phục… Thần quả không có thuật gì lạ, chỉ xem mà biết được người hay, hay dở.

     Vua Trang Vương cho nói là phải. Bấy giờ kíp thu dùng những người tài giỏi, sau nước Sở thành cường thịnh nhất đòi Chiến quốc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: doc truyen ngu ngon

Báo thù và cách dùng pháp luật

BÁO THÙ

Nước Ngô, nước Việt đánh nhau.

Vua Ngô là Hạp Lư thua trận, phải quân Việt đâm chết. Con Hạp Lư là Phù Sai nối ngôi làm vua, thể thế nào cũng phục thù được cho cha mối nghe. Phù Sai bèn cho người đứng ở sấn, mỗi khi mình ra vào, người ấy phải nói to lên rằng:

“Phù Sai kia! Nưốc Việt nó giết cha mày mà mày quên ư?”

Phù Sai thưa rằng: “Dạ không dám quên.”

Ba năm sau, quả nhiên Phù Sai đánh được nước Việt, báo thù cho cha.

Lúc nước Việt thua, vua Việt là Câu Tiễu sai sứ sang cầu hòa, Tuy rằng được hòa; nhưng đêm ngày âu sầu, lo nghĩ nát gan, tan ruột. Chất củi làm giường nằm, treo cái mật trước chỗ ngồi. Khi nằm thì trông cái mật; khi ăn, thì nếm cái mật. Chính thân thì cày cuốc, vớ thì dệt vải làm ăn lao khổ như thường dân. Ai là bậc hiền tài, thì trọng dụng, ai là kẻ khôn khó thì cứu giúp. Hơn hai mươi năm trời, lúc nào cũng như vậy. Sau Câu Tiễn xem chừng lòng dân đã khiên được, bây giò mới đem quân đánh Ngô, quả nhiên Ngô lại thua mà Việt Được.

Lời bàn: Một bên vì cha mà báo thù, một bên vì nưóc mà báo thù, hai cái thù không đội trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ được mói nghe thực là chính đáng, khiến ai nghe thấy cũng phải kính phục. Nếu Phù Sai, Câu Tiễn gặp cái cảnh đau đốn như thế, mà cứ mặt dày mày dạn điềm nhiên như không , thì chẳng là đất đá, không biết nhục là cái gì ư! Có biết nhục, vậy sau mối rửa được nhục. Khi đã rửa được nhục lại cần phải tu tỉnh luôn luôn và quí nhất là cảm hóa và nâng đỡ kẻ thù đã chịu lui bước hay đã đầu hàng để cho họ đỡ đau khổ, có địa vị, thì mói được yên lâu. Nếu rửa nhục xong mà kiêu căng đại noạ, quên cả phòng bị thì lại chuốc lấy nhục mà oan oan tương báo, chỉ những tàn hại nhau hoài mà thôi!

Báo thù

CÁCH DÙNG PHÁP LUẬT.

Quí Cao làm quan sĩ sư nước Vệ có làm án chặt chân một người.

Sau nước Vệ loạn, Quí Cao chạy trốn, ra đến cửa thành, gặp ngưồi giữ cửa thành, lại chính là người mình chặt chân ngày trưốc.

Người ấy bảo: “Kia có chỗ tường đổ”.

Quí Cao nói: Ngưồi quân tử không trèo tường.

Lại bảo: “Kia có lỗ hổng”.

- Người quân tử không chui lỗ hổng.

Lại bảo: “Ở đây có cái nhà”.

Quí Cao mới chạy vào nhà ẩn. Bởi vậy mà quân đuổi theo không thể bắt được.

Lúc Quí Cao sắp đi, bảo người giữ thành rằng:

“Trưốc ta theo phép nước mà chặt chân ngưòi, nay ta gặp nạn, chính là cái dịp để người báo thù mà người ba lần chỉ lối cho ta trốn, thương ta như thế là nghĩa làm sao?”

Người giữ thành nói:

“Tội tôi đáng chặt chân, tránh sao cho khỏi. Lúc ông luận tội, xoay xỏ pháp luật, ý muôn nói tay, tôi cũng biết. Lúc án đã định, đem ra hành hình, nét mặt ông buồn rầu, tôi lại biết lắm. Ông làm như thế há có vị riêng gì tôi, đó là tâm địa quân tử tự nhiên như vậy… Thế cho nên tôi muốn cứu ông”.

Đức Khổng Tử nghe chuyện này, nói rằng: “Cũng là một cách dùng pháp luật, mà có lòng nhân từ, thì gây nên ơn, dùng mà ra dáng tàn bạo thì gây nên oán. Như Quí Cao là người làm quan biết dùng pháp luật vậy”




Bà huyện can đảm và Thế nào là trung thần

BÀ HUYỆN CAN ĐẢM

Đời nhà Đường, giặc Lý Hy Liệt đã đánh được Châu Biện, kéo đến đánh huyện Hạng Thành. Quan huyện Hạng Thành là Lý Khản muốn chạy trốn. Bà huyện người họ Dương nói:

“Giặc đến cướp thành thì phải hết sức giữ thành, giữ mà không được thì phải liều chết với thành, nay ông lại chực trốn, là nghĩa làm sao? Bây giờ cứ mộ quân cho nhiều, khao thưởng cho to, thiếp tưởng còn có thể giữ được thành.

Nói rồi, chính Bà huyện hội họp cả nha lệ, sĩ dân lại hiểu dụ rằng:

“Quan huyện là chủ các ngươi thật, song chẳng qua chỉ ở đây độ năm, ba năm, rồi cũng thiên đi nơi khác, không liên can lắm bằng các người sinh trưỏng ở đất này, gây dựng cơ nghiệp ỏ đất này, mồ mả ông cha cũng ở đất này. Vậy sống, chết, các người cũng phải hết sức mà giữ lấy thành thì mới được”.

Ai nấy nghe đều cảm động, rơm rớm nước mắt và đoạn xin liều chết để cố giữ thành. Bà huyện hạ lệnh rằng:

“Ai lấy gạch đá đánh được giặc, thưởng tiền một nghìn, ai lấy gươm giáo giết được giặc, thưỏng tiền một muôn”

Tất cả được hơn một trăm người kéo nhau ra giữ thành, chống lại với giặc. Bà huyện thân đi trông nom lương thực cho quân lính. Khi giao chiến, quan huyệnphải một mũi tên, lùi về, ý không muôn đánh nữa. Bà huyện giận nói:

Thế nào là trung thần

“Ông không ở đấy, thì ai chịu liều chết? Cho ông giữ thành mà có chết nữa lại chẳng hơn ở xó giường ư?” Ông huyện nghe cảm kích, hăng hái hơn trưốc, lại chạy lên thành, liều đánh một trận nữa, quân giặc túng thế phải kéo đi. Huyện Hạng Thành nhờ thế được an toàn.

Lời bàn: Làm quan không che chở cho dân lúc giặc đến, lại sợ chết, muôn trôn tránh, thì chẳng là nhút nhát không hiểu cái nghĩa tận tâm vói chức vụ là gì ư! Một ông huyện như thế đáng khinh bao nhiêu, thì một bà huyện như vợ ông huyện ấy lại đáng trọng bấy nhiêu. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Chỉ nhờ cái lòng can đảm của bà mà dân phầi quả quyết, chồng phải cảm kích, mà huyện được an toàn. Quý nhất câu bà nói: “Giữ thành mà chết còn hơn chết ở xó giường” thì cái chí khí có kém gì những bậc tu mi vừa anh hùng vừa khí khách.

 THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN

Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: “Có kẻ nói vối ta rằng: Trung thần là người bắt cúi, thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có cho là trung thần được không?”

Mặc Tử nói: “Bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, như thế khác gì cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì có còn được ích gì? – Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần, thì khi vua có lầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ, mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng, một dạ vói vua; dưới thì không a dua vào bè kết đảng vói ai; những sự tốt lành yên vui thì để phần vua hưởng, những điều oán thù lo lắng thì mình hứng đựng. Có được như thế, thì tôi mới cho là trung thần”.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: đọc truyện ngụ ngôn việt nam

Người khôn sống lâu và Vợ răn chồng

NGƯỜI KHÔN SỐNG LÂU

Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Đức Khổng Tử:

“Người khôn có sống lâu không?”

Đức Khổng Tử đáp: “Có. Khôn thì sống lâu, chớ dại thì sống lâu sao được! Người ta có ba thứ chết, tự mình làm cho mình chết, chứ không phải số mệnh đáng chết mà chết.

Ăn uống không có chừng mực, thức ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật.

Phận là người dưới, mà can phạm người trên, lòng tham muốn không chừng, tính yêu cầu không chán, người như thế thì chết về hình pháp:

Mình ngu, mà kình địch ngưòi khôn, mình yếu mà khinh bỉ người mạnh, không biết lượng sức mình mà cứ giận dữ làm liều, người như thế thì chết về binh đao.

Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh, chỉ tự mình giết mình mà thôi.

Lời bàn: Xưa nay ta vẫn cho khôn ngoan thì chóng già, ngu xuẩn thì sống lâu; là lấy lý rằng; người khôn dùng trí, dùng sức nhiều, thì chóng suy; người ngu chỉ ăn no ngủ kỹ, không lo lắng gì, thì sống lâu. Nhưng xét một mặt khác thì trái hẳn lại; khôn thì sống, dại thì mái, khôn ăn người, dại người ăn. Như Đức Khổng Tử đáp vua Ai Công đây chính là ngụ cái ý đó. Ôi! Sông chết tùy tại mệnh tròi, nhưng thường khi người cũng có phần vào đây, lắm người chỉ ngu xuẩn, không giữ vệ sinh, không hiểu pháp luật, không biết tự lượng mà thành không đáng chết, cũng phải chết. Chết như thế, cũng là chết uổng nên thương, thương vì ngu dại.

Người khôn sống lâu

VỢ RĂN CHỒNG

Án Tử làm tưống nưốc Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầu. Vợ tên đánh xe dòm qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm dây cương, mặt vác lên tròi, dương dương tự đắc.

Lúc chồng về nhà, nàng xin bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi: Tại làm sao? Nàng nói: “Án Tử, người gầy thấp bé nhỏ làm đến Tướng nước Tề, danh tiếng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông vẫn có ý trầm trọng, khiêm nhường, như chửa bằng ai. Chớ như chàng, cao lớn đẫy đà chỉ mối làm được một tên đánh xe tầm thường hèn hạ thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh, tưởng không ai bằng nữa, nên thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi”.

Từ hôm ấy, tên đánh xe bỏ được cái bộ vênh váo, chữa được cái tính nông nổi. Án Tử thấy thế lấy làm lạ, hỏi. Tên đánh xe đem việc nhà kể lại. Án Tử bèn cất cho làm đại phu.

Lời bàn: Tên đánh xe của Án Tử thực là sang vì vỢ, nhờ được người vợ giỏi, biết lấy cái địa vị hèn hạ, cái dáng bộ ngông nghênh của chồng làm xấu hổ, mà sửa được tâm tính chồng và thành được thân danh cho chồng. Tiếc thay ở đời bây giò, có biết bao nhiêu kẻ ehỉ làm môn hạ người ta, đã vênh váo lên mặt, nghênh ngang tự đắc như tên đánh xe, mà lại không có được những người vợ, như vợ tên đánh xe để khuyên răn lấy chồng, làm cho chồng biết tự sỉ mà phấn chí tu tỉnh cho ra người.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện khổng tử

Chiếc diều gỗ và cái lá dó

Diều gỗ

Mặc Tử làm cái diều gỗ, ba năm mới xong. Lúc thả cho bay, được một hôm thì diều hỏng.

Học trò khen rằng: Thầy làm diều gỗ mà bay được thật là khéo!

Mặc Tử nói: Ta làm cái diều ba năm mới xong, diều bay mới được một ngày đã hỏng, cho là khéo thế nào được! Sao bằng người làm cái xe gỗ chỉ tốn một ít công không hết một buổi, mà chở được nặng, đi được xa, dùng được lâu năm. Có thể mới gọi là khéo.

Huệ Tử, nghe câu chuyện, bảo: “Mặc Tử nói thế thật là người khéo”.

Lời bàn: Diều gỗ mà bay được, ai không chịu là khéo? Nhưng công làm mất ba năm, dụng chỉ được một ngày, thì cái dụng tưởng không bổ vói cái công. Cho nên Mặc Tử, vốn là người tiết kiệm, chỉ vụ sự làm ăn thiết thực, không cần sự văn hoa vô dụng, ý cho một vật gì sở dĩ gọi là khéo, không phải chỉ là việc làm tinh xảo hơn người, nhưng cốt phải lợi dụng được việc cho người trưốc. Huệ Tử khen Mặc Tử là cũng theo một cái lý thuyết ấy. Tuy vậy, xét ra ỏ đời cái khéo và cái dùng không cần gì cứ phải đi đôi với nhau. Thường cái khéo, cái đẹp không cần là hữu dụng hay vô dụng: miếng gỗ, chạm cái tranh vẽ, giọng hát bài đàn chỉ có khéo, không thiết dụng mà thực là có ích cho người lắm.

cái lá dó

Lá dó

Nước Tống có người lấy ngọc, tỉa làm một cái lá dó ba năm mới xong. Cái lá làm rất khéo; sông, cuông, cạnh sắc, lông tơ, màu mỡ giống như hệt, đem trộn với những lá dó thật, không ai phân biệt được nữa.

Người ấy đem cái lá dâng vua Tông. Vua khen là khéo, cấp lương bổng cho.

   Tử Liệt Tử nghe thấy chuyện, nói rằng: “Giá bây giờ những cây CỐI trong khoảng trời đất ba năm mới mọc được cái lá, thời dễ không có mấy cây có lá nữa!”

Lời bàn: Bài này cũng gần một ý như bài trên, nói sự khôn khéo chỉ làm trò chơi được một lúc, không đáng chuộng bằng sự thực dụng làm lợi cho mọi người được lâu dài. Song tay người làm ra mà giông được như tạo hóa thì thật là khôn khéo. Mỹ thuật xưa nay thường lấy sự bắt chưốc hệt được như hóa công làm mục đích. Liệt Tử vốn là nhà Lão học, thì lại cho cái cảnh tự nhiên là đẹp hơn cả, chỉ một cái cảnh ấy cũng làm cho con người đủ được hưởng thụ vui sướng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những câu chuyện ngụ ngôn hay

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Trước khi đánh người phải biết giữ mình

TRƯỚC KHI ĐÁNH NGƯỜI PHẢI BIẾT GIỮ MÌNH
Văn Công nước Tấn đem quân sang đánh nước Vệ. Giữa đường gặp một ông lão đang bừa ruộng, cứ ngẩng mặt lên trời cười khanh khách mãi. Văn Công cho đòi lại, hỏi:
- Ngươi cười gì thế?
Ông lão thưa rằng: “Tôi cười người láng giềng nhà tôi. Anh ta đưa vợ đi chơi nhà bà con. Giữa đường gặp người con gái hái dâu, anh ta thích quá lén vợ, rẽ xuống ruộng dâu, nói chuyện với người con gái. Một chốc, ngoảnh lên xem vợ đi đến đâu, thì thấy một chàng đang vẫy vợ anh ta đi. Ấy câu chuyện chỉ có thế, tôi nghĩ mà tôi không nhịn cười được”.
Văn Công nghe nói, tự nhiên, tỉnh ngộ, kéo quân về. về chia đến noi, thì đã thấy báo có giặc ngoài vào xâm phạm trên mạn bắc trong nước.


Trước khi đánh người phải biết giữ mình

KHÔNG NÊN SÁT PHẠT LẪN NHAU
Văn Quân đất Lỗ Dương sắp đem quân sang đánh nước Trịnh. Mặc Tử nghe thấy, đến can nói rằng:
- Ví bấy giờ trong đất Lỗ Dương này, tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ giết người lấy của lẫn nhau, thì nhà vua nghĩ ra thế nào?
Văn Quân nói: Bao nhiêu người ở Lỗ Dương đều là tôi con của ta cả, Vì tỉnh lớn đánh tỉnh nhỏ, nhà lớn đánh nhà nhỏ, để cướp lẫn nhau, thì ta tất đem trị tội thật nặng.
Mặc Tử nói: Bao nhiêu người trong thiên hạ đều lạ tôi con của trời cũng như bao nhiêu người trong đất Lỗ Dương là tôi con của nhà vua; nay nhà vua đem quân đánh Trịnh, thì há lại tránh khỏi được vạ trời hay sao!
Văn Quân nói: Sao tiên sinh lại ngăn ta đánh Trịnh. Ta muốn đánh Trịnh là thuận cái chí của trời. Vua nước Trịnh ba đòi giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm. Nay ta phải giúp trời mà giết Trịnh.
Mặc Tử nói: Vua nước Trịnh ba đòi giết cha, trời đã ra tai, làm mất mùa ba năm, trời phạt như thế cũng là đủ. Nay nhà vua lại còn đem quân đánh Trịnh, mà nói rằng: “Ta đánh Trịnh là ta thuận ý trời”, thì là nghĩa thế nào? Ví như ngay đấy có một đứa con ngang ngạnh, cha nó đã cầm roi đánh nó, người cha bên láng giềng lại còn vác gậy ra đánh hôi, bảo rằng: “Ta đánh nó là thuận cái chí của cha nó”. Nói như thế, thì có nghe được không?
Mặc Tử
Giải nghĩa. – Lỗ Dương-, tên một ấp lớn của nước Sở về thời Xuân Thu, tức là huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam bấy giờ. – Can: nói để ngăn ai đừng làm việc gì.
Lời bàn: Khi mình cậy sức, cậy nhiều, cậy khôn, cậy tài mà hà hiếp kẻ kém mình, thường mình cứ hay viện lẽ nọ, cố kia, để như cho mình là phải mà che mắt thế gian, lấp miệng thiên hạ. Nhưng dù viện lẽ gì cố gì, cũng vẫn không được chính đáng. Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Mình đã rắp tâm đè nén người ta, tham lấy của người ta, là mình làm điều phi nghĩa rồi, không bao giờ rửa sạch được cái ô danh nữa. Làm việc bậy mà lấy câu nói phải để tế toái đi, có khác gì lấy vóc gấm phủ ngoài cái cành khô hay tượng đất mà bảo người ta là thần thánh đấy.