Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Lời chúc của viên quan giữ bò đất Hoa

     Vua Nghiêu đến chơi đất Hoa. Viên quan giữ bò cõi đất Hoa chúc rằng:

- Xin chúc nhà vua sống lâu.

Vua Nghiêu nói: Đừng chúc thế.

Viên quan lại chúc: Xin chúc nhà vua giàu có

Vua Nghiêu nói: Đừng chúc thế.

Viên quan lại chúc: Xin chúc nhà vua lắm con trai.

Vua Nghiêu nói: Đừng chúc thế.

Lời chúc của viên quan

    Viên quan lấy làm lạ, hỏi: Sông lâu, giàu có, lắm con trai, người ta ai cũng muôn, một mình nhà vua không muôn, là cớ làm sao?

     Vua Nghiêu nói: Lắm con trai, thi sợ nhiều; giàu có thì công việc nhiều; sống lâu, thì nhục nhã nhiều. Ba điều ấy không phải là những điều gấy nên đức hay cho mình, nên ta từ chối.

    Viên quan nói: Nhà vua nói như thế, thực là một bậc quân tử. Nhưng trời sinh ra người, mỗi đứa cho làm một việc, thì có lo sợ gì. – Giàu có mà biết đem của chia với người ta, thì còn công việc gì? Ăn uống có chừng thức, ngủ có độ, trong bụng lúc nào cũng thư thái tự nhiên, thiên hạ hay ra, thì cũng hay với thiên hạ, thiên hạ mà dở, thì làm cho thiên hạ hay, trăm tuổi nhắm mắt về cõi rất vui, một đòi không có tai họa gì, thì còn nhục nhã làm sao được. Viên quan nói xong, lùi ngay. Vua Nghiêu còn muốn nói nữa, thì cho theo không kịp.

                                    Trang Tử Tuyết

Giải nghĩa. – Nghiêu:vua dời Đường

Thận trọng hơn làm vua

        Người nước Việt giết ba đời vua. Con vua đời thứ ba tên là Sưu lo sợ, phải trốn vào ở trong hang.

         Nước Việt thành ra không có vua. Người Việt đi tìm con vua mãi, không thấy. Đến lúc tìm thấy ở trong hang thì con vua không chịu ra. Người Việt một mặt lấy lá ngải hun vào hang, một mặt đem xe đón. Con vua bất đắc dĩ phải ra. Lúc lên xe, ngửa mặt lên trời kêu to rằng:

         “Ôi làm vua! ôi làm vua! Ta không muôn làm vua, cũng không được hay sao!”

       Con vua lo như thế không phải là ghét làm vua, ghét là ghét cái họa làm vua. Không muôn làm vua, tức là không chịu lấy cả một nước mà phiền luỵ đến thân mình. Thân mình không muốn phiền luỵ, thì khi làm vua, tất không nổ làm phiến luỵ khổ hại ai. Mà chỉ bởi cái lẽ ấy, người Việt mới cố tôn lên làm vua cho được.

Thận trọng hơn làm vua

          Trang Tử

        Lời bàn: Làm vua thường tình ai chả muôn. Thế mà có người đến làm vua cũng không muốn! Không phải là ghét gì làm vua, nhưng ghét rằng làm vua, thường có khi không giữ được toàn tính mệnh. Bài này cốt ý cảnh tỉnh những kẻ ham danh, ham lợi để hại đến thân. Cứ theo ý tác giả, thì chỉ người nào không có chút gì phiền luỵ đến tấm thân, mới là không “thương sinh” nghĩa là hại đến đòi mình, mà giữ được “toàn sinh” nghĩa là giữ được đời mình cho trọn vẹn. Còn như đấy không muốn làm vua mà cứ bị tôn lên làm vua, là vì rằng ông thông minh nhân hậu, lại có đức độ cùng biết người và thương dân thì dân chúng nào chả muôn tôn lên làm quân trưởng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: đọc truyện ngụ ngôn việt nam

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Nghèo mà không oán

       Tử Du làm bạn với Tử Tang. Tử Tang rất nghèo. Gặp khi trời mưa luôn mười hôm, Tử Dư nhớ đến bạn, nghĩ bụng rằng: “Tử Tang đến khôn mất!”. Mói bọc gạo đem lại cho.

      Lúc đến trước cửa, thấy Tử Tang đánh đàn, nửa như khóc, nửa như hát, tiếng không ra hơi, giọng thì liu nhíu, lắng tai nghe, như có câu rằng: “Cha ư! Mẹ ư! Người ư!”.

        Tử Dư bước vào hỏi: “Bác đàn hát như thế là làm sao vậy?”

       Tử Tang nói: “Tôi nghĩ mãi mà không biết tự đâu đến nông nỗi cùng cực như thế này? Nào có phải chamẹ tôi muốn cho tôi nghèo khổ đâu! Nào có phải trời đất để cho tôi nghèo riêng một mình đâu? Trời không riêng che, đất không riêng chở một ai… Thực tôi muốn tìm cho biết tự đâu tôi phải chịu cùng cực như thế này, mà không ra. Vậy thì chẳng phải là tại cái mệnh nó xui khiến ra như thế ư!”

Nghèo mà không oán

         Trang Tử Tuyết

        Giải nghĩa. – Tử Dư, Tử Tang: hai người đòi Xuân Thu tính khoáng đạt, chơi thân với nhau.

        Lời bàn: Tử Tang nghèo mà cho là số mệnh thì, ý giông câu ngạn ngữ của ta: “Số giàu của đến dửng dưng, số nghèo con mắt cháo chưng vẫn nghèo”. Phàm yên phận nghèo, hay không lo nghèo, hay quên cả cảnh nghèo, đó là nết cao quý của hiền triết, không để cho cảnh làm luỵ được tâm, làm tổn được chí. Nhưng chúng ta chó quên rằng những bậc hiền triết thường cần lao, hoặc cầy ruộng hay câu cá, hoặc kiếm củi hay chăn nuôi cho có đủ sống, rồi các ngài mới sông cho ra sông, cần lao để mưu sinh, đó là sự thường, nhưng cần, chúng ta phải cò trước đã, để cho thoát khỏi nhục ký sinh, cái hại cơ hàn thiết thân bất cố liêm sỉ. Khi chúng ta tự lập được, đã biết trọng liêm sỉ, thì chúng ta mói có thể trỏ nên người không lo nghèo được.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện khổng tử

Trí và nhân

        Thầy Tử Lộ yết kiến đức Khổng Tử.

- Đức Khổng Tử hỏi: Thế nào là người trí? Thế nào là người nhân?

- Thầy Tử Lỗ thưa: Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết mình; người nhân là người làm thế nào để cho người ta yêu mình.

- Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói như vậy cũng khá gọi là người có học vấn.

- Thầy Tử Lộ ra, thầy Tử Công vào, Đức Khổng Tử lại hỏi người trí, người nhân là thế nào?

- Thầy Tử Công thưa: Người trí là người biết người, người nhân là người yêu người.

- Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói như vậy, cũng khá gọi là người có học vấn.

- Thầy Tử Công ra, thầy Nhan Hồi vào, Đức Khổng Tử lại đem trí, nhân ra hỏi.

- Thầy Nhan Hồi thưa: Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình.

- Đức Khổng Tử bảo: Nhà ngươi nói như vậy đáng gọi là bậc sĩ quân tử.

Giải nghĩa.

 - Tử Lộ: học trò giỏi Đức Khổng Tử có tiếng về khoa chánh sự.

 - Tử Công: học trò giỏi Đức Khổng Tử có tiếng về khoa ngôn ngữ.

 - Nhan Hồi: học trò giỏi nhất Đức Khổng Tử, có tiếng về khoa đức hạnh. Sĩ quân tử: bậc người thượng lưu trong xã hội, có đức hạnh, có học vấn, có kiến thức.

Trí và nhân

Lời bàn: Cũng một chữ Trí, một chữ Nhân mà ba người đáp mỗi người một khác. Không phải là trí với nhân có lắm nghĩa, thay đổi khác nhau, đó là tùy theo cái trình độ học vấn, kiến thức của mồi người, mà tư tưởng thuyết minh có phần hơn, kém nhau.

 - Thầy Tử Lộ đáp như thế là người vụ ngoại, chỉ cần cho người ta biết mình, yêu mình mà thôi.

 - Thầy Tử Cống đáp như thế là người quên mình chỉ biết người, yêu người mà thôi. So với thầy Tử Lộ thì cao hơn một bậc.

- Song chưa bằng thầy Nhan Hồi học như thế mối là học vị kỷ; nghĩa là học để tự biết mình và yêu mình trước, rồi mới suy rộng ra đến biết người, yêu người.

 - Biết mình yêu mình, không phải là có lồng tư kỷ hẹp hòi. Có biết mình, thì mối tu tỉnh được tâm thân, cải quá thiên thiện mà nên người hay, người khá, tức cũng như câu: “Connais toi toi mêrae” của Tô Lạp Thị. Có yêu mình, thì mới biết trọng tư cách của mình, quí phẩm giá của mình rồi mối ra đến thân nhân dân, ái vật, tức cũng như câu tục ngữ Pháp: “Charité bien ordonée commence par soimêe”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách khổng tử

Hết lòng vì nước

      Vua Bình Vương nước Sở nghe lòi gièm pha, giết chết đại tướng là Ngũ Xa, Ngũ Thượng là con cả Ngũ Xa, cũng bị hại. Người con thứ ba là Ngũ Viên, bèn bỏ nước Sở, sang làm tướng nước Ngô. Trước khi đi có đến từ giã một người bạn đang làm quan đại phu tên là Thân Bao Tư mà bảo rằng:

        “Ba năm nữa nước Sở không mất, thời tôi không trông thấy bác nữa.

-        Thân Bao Tư nói: Bác làm mất nước Sở, thì tôi tất phải giữ cho nước sỏ còn”.

         Ba năm sau. Ngũ Viên đem quân Ngô về đánh Sở. Vua Chiêu Vương nốingôi cho Bình Vương thua chạy, phải trốn vào trong núi.

        Thân Bảo Tư đang ở trong núi, nghe nói Ngũ Viên cường bạo, bèn sang cầu cứu nước Tần, tâu cùng vua rằng:

        “Nước Ngô vô đạo quân khỏe, người nhiều, sắp đánh cả thiên hạ, bấy giờ mối bắt đầu đánh một nước sỏ tôi trước. Vua nước tôi, phải chạy trốn, hiện nay ởVân Mộng, sai tôi đến cáo cấp với thượng quốc”.

         Vua nước Tần là Ai Công bảo: Ù! Để rồi ta liệu. Nhà ngươi hãy ra nghỉ ngoài sứ quán.

         Thân Bao Tư nói: “Vua nước tôi bấy giờ đang khôn đốn, phận bầy tôi đâu dám ăn nằm yên một chỗ”.

Vua nước Tần là Ai Công

         Nói đoạn cứ đứng ở giữa sân khóc lóc thảm thiết suốt bảy ngày đêm.

        Ai Công thấy vậy, nói rằng: “Một nước có người bầy tôi như thế, ta không cứu cũng không đành”. Rồi đem quân sang cứu nước sở.

          Quân Ngô nghe thấy tin, vội phải rút quân về.

         Nước Sở nhờ thế mà không mất, vua Chiêu Vương lại lên ngôi, cho tìm Thân Bảo Tư để thưởng công; thì không thấy đâu cả. Thân Bảo Tư đã lánh đâu rồi.

         Trước khi đi lánh, Thân Bảo Tư có nói rằng:

       “Mượn quân, yêu nước không phải là vị thân cứu cấp, trừ hại không phải là vị danh, Bấy giờ nước dà định rồi, thì ta còn cầu gì nữa?”

         Giải nghĩa. – Đại tướng: một chức quan to nhất. – Ngủ Xa: người nước sỏ thời Xuân Thu, thò vua Bình Vương vì can vua mà phải giết. – Ngũ Thượng: con cả Ngũ Xa, cha bị nạn, đi theo cha rồi cũng bị hại. – Ngủ Viên; tức là Ngữ Tử Tư con thứ Ngũ Xa, trôn sang Ngô để mưu phục thù cho cha. Thân Bao Tư: người thời Xuân Thu làm quan đại phu thờ vua Bình Vương nước Sở và chơi thân với Ngũ Viên.

          Lời bàn: Ngũ Viên vì cha bị giết oan mà quyết chỉ muôn hại vua, làm cho vua mất nước, là trọng chữ Hiếu hơn chữ Trung, có,phần đáng khen, cũng có phần nên chê. Thân Bảo Tư muốn cứu nước chỉ lấy nước mắt, tiếng khóc mà nên công, thực là người quá nhẫn nhục trong lúc kế cùng lực kiệt, để chuyển được người không có ý giúp cũng phải giúp, thế là có bụng rất trung yêu vua, cứu nước, vậy. Việc nghĩa làm là làm cho cả nước, làm được là hả, là sướng, chớ có cầu cạnh gì riêng cho thân mình?



Từ khóa tìm kiếm nhiều: truyện cười ngụ ngôn

Bọ ngựa trông xe

        Một hôm Trang Công nước Tề xa giá đi săn. Xe ra khỏi thành, đi trên đường cái, có con bọ ngựa cứ đứng giữa đường, giương càng chực chống lại với cái xe. Tả, hữu thấy thế, kêu lên rằng: “Chết! Chết!”. Trang Công nghe tiếng tưởng sự gì nguy hiểm, vội vàng bắt dừng xe lại hỏi. Tả hữu thưa:

       “Có con bọ ngựa thấy xe sắp đến, không tránh lại giơ càng lên muốn chống lại. Giống bọ ngựa quái lạ, chỉ biết tiến lên, chỗkhông lùi, không chịu lượng sức mình khỏe hay yếu, hễ gặp cừu địch thì xem thường, xem khinh, cứ lập tức xông vào đánh. Xin cứ đê cho xe đi, xem bọ ngựa sông hay chết thế nào”.

         Trang Công nói: “Hãy khoan. Giông bọ ngựa, thế mà đáng kính. Giả sử bấy giờ có một người bị kẻ tàn bạo hà hiếp không ngại gian nan, không sợ nguy hiểm, nhất quyết chỉ tiến lên chọi với cường địch, chết cũng không thoát tị thì chẳng đáng nên tôn kính lắm ư!”

Trang Công nước Tề

         Nói đoạn. Trang Công bảo tránh xe đi sang một bên.

         Từ hôm đó, bọn tướng sĩ Trang Công nghe thấy câu chuyện, khi phải đi đánh giặc đâu, là liều chết tiến lên, chớ không chịu không bằng con bọ ngựa.

                                                                                                     Hàn Thi Ngoại Truyện

          Lời bàn: Có kẻ cừu địch trước mặt, không biết lượng sức người ta yếu hay khỏe thế nào, cử liều xông vào chọi, có khi như trứng chọi với đá, nồi đất chọi ; với nồi đồng, thì cũng là khờ dại đáng tiếc. Tuy vậy I cỏ kẻ hà hiếp mình thậm tệ, mà mình còn đủ chí khí chống lại, thế là mình hiểu được cái lẽ tự vệ, chết cũng không chịu nhục. Nhất là mình lại, quả quyết phấn chấn tiến lên, không chịu nhẫn nhục lùi lại, thế là có dũng khí đáng khen. Ồi! Giông bọ ngựa là giống sâu bọ còn biết thế, huống chi là giông người ta là bậc tinh anh lại chịu kém bọ ngựa hay sao! Trang Công thực là khéo biết dạy, mà tướng sĩ Trang Công thực là biết nghe ra vậy.


Ứng đối linh lợi và thửa giày

ỨNG ĐỐI LINH LỢl

      Thiệu là con vua Nguyên Đế nhà Tần, lúc nhỏ đã cực kỳ thông tuệ.

      Một hôm, có sứ thần ở Trường An lại, vua Nguyên Đế hỏi thử rằng: Trường An gần hay mặt trời gần hơn? Thiệu đáp: Trường An gần hơn.

-      Tại làm sao?

-     Tôi chỉ thấy nói có người ở Trường An lại, chó chưa từng thấy nói có người ở mặt trời lại đấy bao giờ.

        Vua nghe câu nói lấy làm lạ.

     Cách mấy hôm sau, vua đem câu chuyện kể lại cho quần thần nghe. Nhân Thiệu đứng hầu bên, lại hỏi đùa rằng:

-         Trường An gần hay mặt trời gần hơn?

        Thiệu đáp: Mặt trời gần hơn.

        Vua ngạc nhiên hỏi: Sao hôm nay lại trả lời khác hôm nọ như thế?

-      Tôi ngửng đầu lên, tôi trông ngay mặt thấy trời, chớ không trông thấy Trường An đâu cả.

        Vua nghe, lại càng lấy làm lạ.

      Tấn Sử

       Giải nghĩa. • Tấn: tên một nước Triều đại bên Tàu (265 – 419) *Thiệu: sau nối ngôi Nguyên Đế làm vua gọi tên là Vua Minh Đế – Trường An: tên một đô thành cũ bên Tàu, tức là bắc huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tấy bấy giờ.

THỬA GIÀY

THỬA GIÀY

       Nước Trịnh có kẻ định thửa giày, đo chân làm no, rồi để cái no bên chỗ ngồi. Lúc đi chợ, quên không cầm no đi. Đến hàng giày, mói sực nhớ ra nói rằng: “Thôi quên! Không cầm no đi rồi!”. Rồi, mãi vội chạy về nhà lấy no. Khi trở lại, thì chợ đã tan, không thửa được giày nữa. Có người thấy thế, bảo rằng:

       “Sao không đưa chân ra cho người đo có được không?”

        Anh ta cãi: “Tôi chỉ tin cái no thôi, chớ tôi không ỉ tin chân tôi được.”

       Ôi! Thửa giày cốt chỉ đi vừa chân là được mà không tin chân, chỉ tin cái no đo chân, chẳng là câu nệ quálắm ư! Ở đời những kẻ làm công việc cứ bo bo giữ lềlối cổ hủ, không biết thế nào là hợp thời thích nghi  thì có khác gì người đi thửa giày chỉ tin no đo chân,mà không tin chính chân mình hay chăng?

       Hàn Phi Tử

        Giải nghĩa. – No: các mẫu đo cá, chiều dài, ngắn của đồ vật gì.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những câu chuyện ngụ ngôn hay